(TT&VH) - “…Nếu chấp nhận “lúa cổ Thành Dền” có năng suất 2 tấn/ha, thì giống lúa này tương đương với năng suất trung bình của Việt Nam năm 1970”, sau một số tính toán dựa trên ảnh chụp “lúa cổ” trổ bông ngày 30/7, từ Anh, TS Trần Đăng Hồng đã kết luận như vậy khi trao đổi với chúng tôi.
>> Để đọc các bài viết về "lúa cổ thành Dền" hãy bấm vào đây
Ông đã có 6 năm nghiên cứu và giảng dạy tại Khoa Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) trước khi nghiên cứu và giảng dạy 30 năm tại Khoa Nông nghiệp (Đại học Reading, Anh).
Những xem xét và kết luận về hình thái lúa cổ của ông dựa trên ảnh chụp lúa cổ được đăng trên các báo mạng thời gian qua.
“Đến năm 1960, mới lai tạo được giống lúa tốt như thế”
“Lúa cổ” sẽ “chín” sau nửa tháng nữa. Ảnh VNE
Theo phác thảo “diện mạo” môi trường “lúa cổ” của TS Trần Đăng Hồng, thì đồng bằng sông Hồng cách đây 3.000 năm phải thấp hơn hiện nay từ 0,9- 1,35 mét. Bài tính này có cơ sở vì hạt lúa khảo cổ Thành Dền tìm thấy bị chôn vùi ở độ sâu 1-1,2 mét.
Cũng theo nhận định của TS Trần Đăng Hồng, Thành Dền vào 3.000 năm trước, tuy ở vị trí khá cao, nhưng vẫn bị ngập lụt theo định kỳ vì hệ thống đê trên sông Hồng chưa có. Vì còn là thời chưa biết lai giống nhân tạo, cư dân chỉ biết tuyển chọn giống qua hình thái bên ngoài, nên các giống lúa cổ vẫn còn mang nhiều đặc tính của lúa hoang dại O.rufipogon hay O. nivara. Những loại này đều có thân cao, lá rũ, hạt có râu dài, hạt hưu miên mạnh, cây bị ảnh hưởng bởi quang kỳ tính (chỉ trổ đòng vào tháng 10-12 khi có ngày ngắn), tương tự như các giống lúa nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.
Quan sát ảnh “lúa cổ Thành Dền” khi mới trổ bông, ông Hồng đánh giá: “Mặc dầu chưa thấy gié và hạt, hình dạng cây lúa cổ này có thân cứng và lùn, lá thẳng đứng, nhiều chồi hữu hiệu, ít chồi vô hiệu, giống sớm với chu kỳ 100 ngày vì không quang cảm. Giống lúa cổ này đúng là một mẫu mực lý tưởng về hình thái và sinh học mà các nhà lai tạo lúa, như Peter Jennings, T.T. Chang của Viện Lúa gạo quốc Tế IRRI mơ ước từ thập niên 1950”.
Trên thực tế, nhóm làm việc của hai giáo sư trên và cộng sự đã mất 10 năm lai tạo và tuyển chọn để cho tới giữa thập niên 1960 mới tạo được giống IR8 hội đủ các đặc tính tốt nói trên. IR8 trở thành giống lúa tiền phong cho cuộc cách mạng xanh trong nửa sau thế kỷ 20. “Vì vậy, với phương pháp AMS (Accelerator mass spectrometry) mà các nhà khoa học Nhật đang xác định niên đại các vỏ trấu (sẽ có kết quả trong vài tuần tới) nếu chứng nhận rằng các cây lúa mọc từ hạt lúa cổ có niên đại 3.000 năm này là chân thật, thì, một lần nữa, ta có thể vỗ ngực tự hào là từ thời Hùng Vương nhân dân ta đã ở đỉnh cao trí tuệ, vì đã tiến bộ trước thế giới tới 3.000 năm”, ông Hồng bình luận.
“Năng suất tối thiểu cũng phải trên 2 tấn/ha”
Những nhận định tiếp theo cũng được TS Hồng đưa ra khi “lúa cổ” đã làm đòng thông qua ảnh chụp trên VNExpress. Ông Hồng cho rằng nếu áp dụng công thức phỏng đoán năng suất mà “ai từng học canh nông về cây lúa đều biết” dựa trên mật độ bụi, số gié mỗi bụi, số hạt mỗi giá, trọng lượng hạt khô sẽ có năng suất lúa tương đương.
Căn cứ vào những gì quan sát được, ông Hồng đưa ra con tính như sau: trung bình 8,1 bụi lúa/ m2, mỗi bụi trung bình 16,3 gié, trung bình mỗi gié có 100 hạt. Ảnh chụp cho thấy số hạt lép rất ít. Như vậy, số chắc tối thiểu chiếm 90%, tương đương 11.883 hạt/m2... Tổng cộng năng suất hạt sẽ là 3,56 tấn/ha. “Dẫu có sai số thật lớn trong bài tính, năng suất tối thiểu cũng phải trên 2 tấn/ha”, ông Hồng nhận định.
Dĩ nhiên, năng suất nói trên chỉ là cách “định lượng” của ông Hồng trên cơ sở những gì ông quan sát. Có điều, nếu chấp nhận “lúa cổ Thành Dền” có năng suất 2 tấn/ha, thì giống cổ này tương đương với năng suất lúa trung bình của Việt Nam năm 1970. Và nó dẫn ông Hồng đến câu hỏi khác: “Nếu tổ tiên ta đã có một giống lúa siêu việt như vậy, thì tại sao tổ tiên ta không giữ giống này nhân ra, canh tác mọi nơi, cớ chi để dân ta phải chết đói nhiều lần dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức (từ 1820 đến 1888, Việt Nam Sử lược)”.
Phải chờ thêm
Liên hệ với TS Trịnh Xuân Hội, người trực tiếp chăm sóc, theo dõi “lúa cổ”, chiều 3/8, ông nói: “Hiện những cây lúa từ Thành Dền vẫn phát triển bình thường. Việc mời chuyên gia xác định hình thái chắc sẽ phải chờ thêm 15 ngày nữa, khi lúa ửng đuôi”.
Sáng 4/8, TS Lâm Thị Mỹ Dung cho biết sẽ gửi thêm mẫu sang Nhật Bản để xác định niên đại. Những mẫu gửi đi lần này được tìm thấy ở thời điểm khác với 3 mẫu gửi đi trước đó. Ba mẫu gửi đi lần đầu được lấy mẫu theo quy trình thu lượm mẫu khảo cổ, không phải do chính tay các nhà khảo cổ tiến hành. Mẫu sau gửi đi được chính các nhà khảo cổ tìm thấy và được đãi rửa theo một quy trình nghiêm ngặt hơn.
TS Mariko Yamagata, Đại học Waseda, Nhật Bản (hiện đang dự hội thảo quốc tế khảo cổ học tiền sơ sử tại Nha Trang) sẽ mang mẫu này về Nhật và tiếp tục bàn bạc với GS Nakamura Shinichi, Đại học Kanazawa để tiến hành xét nghiệm.
“Bất luận thế nào, V-League cũng như hệ thống các giải đấu trong nước luôn đóng vai trò "xương sống" cho các cấp độ đội tuyển Việt Nam”, chuyên gia Đoàn Minh Xương chia sẻ góc nhìn của mình trong câu chuyện cuối tuần cùng Thể thao & Văn hóa
Chị Đẹp Concert 2025 với sự đồng hành cùng nhà tài trợ Vàng Mì 3 Miền hứa hẹn bùng nổ với những màn trình diễn đậm đà văn hóa dân tộc và những trải nghiệm độc đáo khiến hàng chục nghìn Gió Em đứng ngồi không yên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận với Trung Quốc dù cuộc chiến thuế quan tiếp tục leo thang khi ông tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc lên 145%.
Liệu vụ tai nạn lái xe trong tình trạng say xỉn (DUI) của cố diễn viên Kim Sae Ron có phải bắt nguồn từ những sóng gió tình cảm với một ca sĩ bí ẩn được gọi là "A"?
Đài Loan (Trung Quốc) trong mắt DT Võ - một tay máy Gen Z lần đầu đặt chân đến hòn đảo này - không phải là một nơi để "check-in" cho bằng bạn bằng bè, mà là mảnh đất gợi mở những cảm xúc rất thật, rất lặng.
Tiền đạo Bùi Vĩ Hào, học trò cưng của HLV Kim Sang Sik tại đội tuyển Việt Nam, vừa gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ đã giúp anh vượt qua ca phẫu thuật chấn thương lớn đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ.
Ngày 10/4, sự kiện khởi động Miss Universe Vietnam 2025 đã diễn ra tại TP.HCM với sự hiện diện đặc biệt của đại diện tổ chức Miss Universe thế giới và các Hoa hậu đương nhiệm.
Sau khi vòng đàm phán thứ 2 nhằm khôi phục hoạt động các phái bộ ngoại giao giữa Mỹ và Nga kết thúc tại Lãnh sứ quán Nga ở thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/4, phía Nga đánh giá tích cực về kết quả đàm phán.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đêm 10/4 (giờ địa phương), tại Kỳ họp khoá 221 Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đang diễn ra tại Paris.
Thế kỷ XVIII là một thế kỷ rất đặc biệt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Thế kỷ ấy đánh dấu sự suy sụp của chế độ phong kiến từ mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.
XSMB 11/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 11/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Ngày 11/4, UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ liên quan và UBND phường Bãi Cháy tiến hành kiểm tra, xác minh phản ánh thông tin và xử lý nghiêm hành vi lái xe điện "chặt chém", dọa khách du lịch (nếu có) theo quy định và báo cáo về UBND thành phố chậm nhất trước ngày 12/4.
Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam chủ trì tổ chức thu hút hơn 600 doanh nghiệp du lịch, dịch vụ, 8 hãng hàng không và đại diện của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.
Nhiều dự án âm nhạc được làm mới từ chất liệu dân gian Việt Nam như album Hoàng, Link, Vietnamese của Hoàng Thùy Linh, ca khúc Thị Màu, Bắc Bling của Hòa Minzy, hay những màn trình diễn Trống Cơm, Mẹ yêu con… tại concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã khiến thị trường âm nhạc như được thổi một làn gió đầy hứng khởi.
Tối 10/4, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip, quay cảnh một người đàn ông bị người dân bắt giữ vì nghi ngờ có hành vi "bắt cóc trẻ em" tại thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng).
Lễ hội Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 3 âm lịch nhằm tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của các bậc Tiên đế, tiền nhân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tinh thần đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Xuất thân trong gia đình khoa bảng tại huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Độc Lập (Hưng Hà), danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn (1726 - 1784) với tư chất thông minh, trí nhớ siêu phàm, luôn nỗ lực không ngừng nghỉ trên con đường học vấn.