(Quy chiếu từ bộ sưu tập tranh lụa của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam)
(TT&VH Cuối tuần) - Bộ sưu tập tranh lụa của Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, niên đại tập chung chủ yếu kể từ khi có trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1925) cho tới nay (khoảng trên dưới 80 năm) với những chặng đường phát triển đa dạng, có thăng, có trầm; gồm hai giai đoạn chính:
Thiếu nữ chải tóc - Nguyễn Văn Long
- Giai đoạn thứ nhất (1925 - 1945): Tranh lụa Việt Nam mang đậm tinh thần bản sắc dân tộc Việt với sự khởi nguồn kết hợp giữa phương pháp xây dựng hình thể hàn lâm viện châu Âu cùng tinh thần không gian ước lệ Á Đông. Ở đây, yếu tố thẩm mỹ rất được coi trọng với cách dùng mảng gợi khối hay dùng mảng đi nét viền bao quanh hình thể nhân vật, đồ vật để từ đó diễn đạt tình cảm lãng mạn của nghệ sĩ. Đề tài của giai đoạn này chủ yếu là khung cảnh thiếu nữ thành thị mơ mộng và cảnh sinh hoạt rất chân thực. Những tác giả tiêu biểu với tác phẩm đẹp, độc đáo phải kể đến: Lê Văn Đệ - Thiếu nữ bên cầu ao, Cô dâu (1945); Nguyễn Văn Long - Thiếu nữ chải tóc, 1941; Lương Xuân Nhị - Gánh lúa, 1940; Nguyễn Tiến Chung - Đi chợ Tết, 1940; Nguyễn Thị Nhung - Thiếu nữ, 1940; Trần Văn Cẩn - Hai thiếu nữ trước bình phong, 1944,... và đặc biệt, người có công đặt nền móng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam cận - hiện đại là danh họa Nguyễn Phan Chánh. Tranh lụa của ông có một phong cách, dấu ấn riêng, nổi bật ở cách nhìn dung dị, chân thực, đậm chất nhân văn với khả năng kết nối giữa tinh thần, hình thể dân gian của người Việt và ý niệm không gian phương Đông cùng cách biểu đạt bảng màu đơn giản nhưng đa sắc, các tác phẩm nổi tiếng là: Ra đồng - 1937 và hàng loạt tác phẩm ở giai đoạn sau như: Chợ Kim Kiên - 1957; Tổ đan mây - 1960; Bữa cơm mùa thắng lợi - 1960; Bát nước giải lao - 1967; Tổ giữ trẻ - 1962; Sau giờ trực chiến, Sáng cho con bú - 1970,…Nghệ thuật tranh lụa ở giai đoạn này còn có nhiều họa sĩ có công đóng góp lớn như Nguyễn Tường Lân, Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu… Song rất tiếc, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chưa sưu tầm được tác phẩm của họ.
- Giai đoạn thứ hai (từ năm 1945 đến nay): Đặc trưng của giai đoạn này là nghệ thuật tranh lụa có những bước phát triển theo chiều rộng, khẳng định bản sắc riêng, trong đó, mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội được đặt lên hàng đầu. Đề tài chiến tranh cách mạng được chú trọng xen kẽ với những đề tài lao động sản xuất hay sinh hoạt đã tạo nên sự phong phú trong nhận thức và cách biểu đạt. Số lượng họa sĩ vẽ tranh lụa trở nên đông đảo hơn, vì thế bố cục hình thể trong các tác phẩm đồng thời cũng đa dạng hơn với màu sắc tươi, sáng, mạnh, kết hợp cùng một bút pháp có nhiều biến ảo. Khuynh hướng sáng tác ở giai đoạn này chủ yếu là hiện thực xã hội chủ nghĩa và “ấn tượng”. Các tác phẩm đề tài chiến tranh cách mạng nổi trội, đầy tinh thần dân tộc trong giai đoạn này có thể nhắc đến: Con đọc Bầm nghe (1954, Trần Văn Cẩn); Ghé thăm nhà (1958, Nguyễn Trọng Kiệm); Hành quân mưa (1958, Phan Thông); Trăng trên cồn cát (1976, Nguyễn Văn Chung); Trên những chặng đường chiến dịch (1986, Nguyễn Thanh Châu),… Trong khi đó, tác phẩm về đề tài lao động sản xuất và sinh hoạt lại cho thấy một cách nhìn chân thành, mộc mạc, giàu tình cảm. Những tác phẩm để lại dấu ấn như: Về nông thôn sản xuất (1958, Ngô Minh Cầu); Vân dại (1958, Nguyễn Đình Hàm); Tổ thêu (1958,Trần Đông Lương); Góp thóc vào kho (1960, Tạ Thúc Bình); Em bé Việt Nam (1963- Nguyễn Thị Khang); Cá về (1960, Vũ Giáng Hương); Quán bên đường (1979, Mai Long); Hội mùa xuân (1979); Lớp học bổ túc (1978, Nông Công Thắng); Bên bếp lửa (1980, Linh Chi); Mẹ con (1989, Cao Trọng Thiềm)…
Từ năm 1980 trở đi, nghệ thuật tranh lụa có những cái nhìn và hướng đột phá mới khi gia tăng khả năng biểu hiện, mở rộng phạm vi ngôn ngữ tạo hình về bố cục, về hình thể và màu sắc… Những họa sĩ khai thác thành công là Lương Xuân Đoàn với Chiều trên đảo Hòn Tre; Lê Anh Vân với Làm cỏ lúa Xuân; Trần Huy Oánh với Mẹ con Tây Nguyên (1980) bên cạnh một số sáng tác về sau: Mùa Xuân (Mai San, 1981); Cô gái (Nguyễn Thị Kim Thái, 1987); Hoa trái quê hương (Kim Bạch, 1990); Khiêu vũ (Đào Minh Tri, 1993),…
Sầm Sơn - Đỗ Thị Ninh
Song song với nhiều tác giả có uy tín cùng nhiều tác phẩm để lại tiếng vang, giai đoạn từ năm 1945 đến nay ghi nhận một chân dung nghệ sĩ vẽ tranh lụa với phong cách độc đáo: họa sĩ Nguyễn Thụ. Các tác phẩm của ông để lại một hình ảnh giàu cảm xúc trữ tình, giàu sức sống thực tại, trong trẻo, hồn nhiên cùng một kỹ thuật trau chuốt, tinh tế, như: Ghé qua bản (1970); Mưa (1972); Dệt vải (1977)…
Nhìn chung, sưu tập tranh lụa của bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã khẳng định sự phát triển của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam qua các giai đoạn, đồng thời khẳng định vị trí song hành của nó cùng các tác phẩm màu dầu, sơn mài trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Tuy nhiên, cần phải nói là trong bộ sưu tập tranh lụa của bảo tàng từ thập niên 1990 đến nay, số lượng các tác phẩm lụa được sưu tập rất hạn chế so với các tác phẩm sử dụng chất liệu còn lại như màu dầu, sơn mài, đồ họa và điêu khắc (tỉ lệ chưa được 5%). Mặt khác, các tác phẩm được sưu tập cũng không đặc sắc. Rõ ràng là trên bình diện chung của mỹ thuật đương đại Việt Nam, tranh lụa vừa có số lượng ít vừa có chất lượng nghệ thuật không cao. Có chăng, tranh lụa chủ yếu chỉ phục vụ khách du lịch.
Có nhiều nguyên nhân đã tác động tới sự “thoái trào” của tranh lụa. Thứ nhất, khả năng diễn đạt của chất liệu lụa trong các tác phẩm có giới hạn. Ở mức độ nhất định, các công đoạn sáng tác một bức lụa đích thực đòi hỏi rất nhiều thời gian, qua đó làm giảm khả năng hưng phấn, xúc cảm thăng hoa của nghệ sĩ. Thứ hai, “nội lực” của nhiều họa sĩ sáng tác tranh lụa không cao, dẫn đến sự thiếu đầu tư chiều sâu; bởi vậy chỉ dừng lại ở mức độ dễ xem hay “đẹp” về mặt thị giác. Thứ ba, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà các tác phẩm chất liệu màu dầu, sơn mài được khách hàng ưa chuộng thì sự đáp ứng giữa cung và cầu là điều tất yếu xảy ra, cũng vì lẽ đó, không còn nhiều họa sĩ chuyên tâm tới sự sáng tạo tác phẩm ở thể loại lụa nữa. Và sau nữa, các cơ quan chức năng quản lý mỹ thuật của Bộ VH, TT&DL như Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật Việt Nam không có chiến lược rõ ràng trong việc xây dựng hệ thống bảo vệ, đầu tư và phát triển nghệ thuật tranh lụa. Các triển lãm chuyên đề, hội thảo khoa học, mở trại sáng tác, giải thưởng hay mua tác phẩm chỉ dừng lại ở mức độ chiếu lệ, làm xong là để đấy. Từ đó, cũng dẫn tới sự mất phương hướng của những họa sĩ sáng tác trên chất liệu lụa.
Loạt trận vòng bảng bóng chuyền U23 quốc gia 2025 vừa kết thúc đã xác định được 8 cái tên lọt vào tứ kết nội dung nữ và 4 đội vào bán kết nội dung nam.
Trận hòa nhạt nhòa 0-0 với U23 Malaysia là đủ để U23 Indonesia vào bán kết U23 Đông Nam Á 2025 với ngôi đầu. Trong khi đó, U23 Philippines xếp nhì bảng và phấp phỏng chờ đợi vé đi tiếp.
Liên quan đến vụ lật tàu dịch vụ du lịch Vịnh Xanh 58 mang biển kiểm soát QN-7105 trên vịnh Hạ Long, sự cố nghiêm trọng này xảy ra cũng đã đặt ra nhiều thắc mắc liên quan đến công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, đặc biệt là hiện tượng dông lốc trong chiều 19/7 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 26/2/2019, U23 Việt Nam đã xuất sắc vượt qua đội chủ nhà Campuchia với tỷ số 1-0 trong trận tranh huy chương Đồng tại AFF U22 LG Cup 2019, khép lại hành trình đầy ý nghĩa tại giải đấu dành cho các tài năng trẻ Đông Nam Á.
Ngày 21/7, Chủ tịch tập đoàn công nghệ Microsoft của Mỹ, ông Brad Smith cho biết Microsoft đang hợp tác với Chính phủ Pháp để tạo ra bản sao kỹ thuật số của Nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris, công trình kiến trúc được ghé thăm nhiều nhất tại Pháp.
Cơn bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mưa lớn, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất. Các chuyên gia khí tượng thủy văn đang theo dõi sát sao đường đi của bão và liên tục đưa ra cảnh báo tới người dân.
Tiếp theo Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19.7.2025, ngày 21.7.2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã tiếp tục ký Công điện số 3566/CĐ-BVHTTDL đề nghị khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Chủ công trẻ Đặng Thị Hồng, với chiều cao chỉ 1m70, đã có một trận đấu rực sáng khi ghi tới 54 điểm, nhưng một mình cô không thể giúp U23 Thái Nguyên đánh bại được U23 Thông tin.
Theo kết quả bốc thăm U16 nữ Đông Nam Á 2025, các cô gái trẻ Việt Nam sẽ đối đầu với Myanmar và Campuchia. Trong khi đó, đội bóng vô địch 3/4 lần là U16 Thái Lan sẽ phải chạm trán một đối thủ rất mạnh là U16 Úc.
Mariah Carey, được mệnh danh là “Nữ hoàng nhạc Giáng sinh”, một lần nữa khiến cả thế giới phải chú ý với dự án âm nhạc mới nhất của mình, hé lộ về một ca khúc mùa hè đầy sôi động mang tên Sugar Sweet.
Ngày 21/7, trong chương trình công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra tình hình vận hành chính quyền địa phương 2 cấp và hoạt động của các Trung tâm Phục vụ hành chính công tại phường Thới Sơn, tỉnh An Giang và xã Mỹ Hiệp, tỉnh Đồng Tháp.