(TT&VH Cuối tuần) - Họa sĩ Lương Xuân Đoàn thích sơn dầu nhưng lại được chỉ định học chuyên khoa Lụa - khoa Hội họa, đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), dưới sự giảng dạy của nhà giáo - họa sĩ Nguyễn Thụ.
* Bức tranh Chiều trên đảo Hòn Tre của ông (trưng bày tại phòng chuyên đề Tranh lụa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có một bảng màu lạ và khác hẳn so với hầu hết các bức tranh lụa trưng bày trong bảo tàng. Hẳn ông còn nhớ những dư luận, ý kiến từ trong giới chuyên môn về sự khác và lạ này khi bức tranh ra đời?
- Bức tranh đúng là có sự thay đổi lớn về đĩa màu cho lụa. Từ trước nó, bảng màu chủ đạo của tranh lụa vẫn là sắc nâu sồng, vàng đất, đỏ bã trầu, sắc trắng ngà, những gam màu trầm ấm, dịu dàng gần với tố chất cơ bản của lụa. Ngay khi học trong trường mỹ thuật, sinh viên chúng tôi rất thấm sự bao trùm của bóng dáng Nguyễn Phan Chánh với những bức tranh lụa được xếp vào hàng kinh điển của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam, chúng dường như đã tạo nên một khuôn mẫu, một quy ước cho bảng màu tranh lụa, vì thế mà những thử nghiệm hay thay đổi cũng không dễ dàng chút nào...
Chiều trên đảo Hòn Tre - Lương Xuân Đoàn
Tôi vẽ Chiều trên đảo Hòn Tre trong một mạch cảm xúc mạnh mẽ sau chuyến đi thực tế. Trước, tôi vẫn luôn nghĩ đến một đĩa màu đa dạng hơn cho lụa, từng thử nghiệm với bài tốt nghiệp nhưng không mấy thành công. Ra trường rồi thì được tung tẩy hơn. Tôi gửi bức tranh đi dự Triển lãm toàn quốc năm 1980, không ngờ được 1 trong 10 giải A, tức là được sự chấp thuận lớn trong Hội đồng nghệ thuật do danh họa Trần Văn Cẩn làm chủ tịch. Nếu nhìn vào lịch sử của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam, triển lãm năm đó là một dấu mốc hết sức quan trọng bởi nó khởi đầu cho một sự thay đổi lớn của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi mới.
* Như ông vừa nói thì những bảng màu kinh điển của tranh lụa kể từ thời Nguyễn Phan Chánh rất gần với tố chất cơ bản của lụa. Vậy còn với bảng màu tạm gọi là mới của ông thì nó như thế nào?
- Tôi không nghĩ là nó xa cách với tố chất của lụa. Lụa trắng trong, tinh tế, sâu lắng, mềm mại và ấm áp. Bảng màu mới của tôi không làm biến dạng những tố chất ấy.
* Sau thành công với giải A của triển lãm toàn quốc năm đó, hình như ông không tiếp tục với lụa nữa thì phải?
- Nói đúng nhất là tôi tắc với lụa... vì công việc và cuộc sống của tôi thay đổi, tôi không đủ sự tĩnh tâm để vẽ trên lụa nữa. Tôi chuyển sang trạng thái "nghĩ lâu, vẽ nhanh" - trạng thái này không hợp với lụa nên tôi không cố.
* Nghĩa có những nguyên tắc riêng khi làm tranh lụa?
- Thứ nhất, khi vẽ lụa, họa sĩ không thể che giấu được những hạn chế về hình và sắc hay sự cẩu thả, sơ sài về kỹ thuật - thứ mà sơn dầu hay thậm chí sơn mài có thể giúp phần nào nhờ vào việc tạo nên những ấn tượng bề mặt, tỉ dụ như bảng hòa sắc phong phú, việc chồng lớp màu, đắp nổi, thêm những “phụ gia” trên tranh…. Với lụa, tất cả chỉ có trên một bề mặt phẳng mà thôi; lụa là nơi mà tài năng, sự điêu luyện nghề nghiệp hoặc hạn chế của họa sĩ được bộc lộ rõ ràng nhất. Thứ hai, khi vẽ lụa, họa sĩ rất cần phải có sự nhẹ nhõm, thanh thản, tĩnh tâm thực sự từ tâm hồn đến cảm xúc. Thứ nữa, lụa hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi ngôn ngữ hội họa hiện đại, từ hiện thực đến biểu hiện, trừu tượng, lập thể, siêu thực; tôi biết có họa sĩ đã thử nghiệm những xu hướng trên với lụa. Chỉ có điều, với không gian trên mặt lụa trong, nơi họa sĩ bộc lộ mọi tài năng hoặc hạn chế nên việc lựa chọn ngôn ngữ hội họa là hết sức quan trọng, nếu chỉ là hình thức thuần túy thì dễ thất bại...
* Là người đi và quan sát nhiều công việc của người trong giới mỹ thuật, ông có thể đưa ra một số nhận xét về hiện tình của tranh lụa hiện nay?
- Tôi cũng nghĩ là lụa và sơn mài đang rơi vào thời đoạn bế tắc trong việc tìm kiếm sự thay đổi của ngôn ngữ mới trên chất liệu truyền thống. Đặc biệt với lụa, thế hệ đi chúng tôi chưa tạo ra được những cú hích về mặt nghề nghiệp để kích thích thế hệ trẻ đến với lụa, như là những thành công trong thay đổi về bảng màu, ngôn ngữ thể hiện. Đồng thời, kinh tế thị trường là một áp lực quá mạnh mẽ, tranh lụa không vượt khỏi dòng tranh thương mại cầm cự hạng ngày ở các gallery…
* Những lo ngại về sự cáo chung của tranh lụa phải chăng là có cơ sở, thưa ông?
- Tôi không khẳng định hay phủ định câu hỏi này, bởi tôi vẫn nghĩ rằng, đây đang trong giai đoạn quá độ, có thể kéo dài đến chừng năm 2020… Tranh lụa chưa có hồi kết đâu và tôi vẫn đang hi vọng về sự biến chuyển lạc quan của nó. Riêng cá nhân tôi, tôi vẫn đang chờ để đến thời điểm có thể trở lại vẽ tranh lụa, hay nói cách khác là như chờ cái duyên trở lại với tranh lụa vậy.
Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí trước chuyến công tác của Tổng Bí thư.
Ngày 3/5/2025, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã có buổi hợp luyện trên Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva cùng đoàn các nước để chuẩn bị tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
Ngày 4/5/2025, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, dự kiến Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) phục vụ hơn 108.000 lượt hành khách, trong đó có hơn 64.000 khách nội địa và 44.000 khách quốc tế.
Tại sân bay Nội Bài, hành khách của Vietnam Airlines và Vietjet Air hiện đã sử dụng sinh trắc học VNeID để làm thủ tục hàng không cho các chuyến bay nội địa, thay thế cho việc xuất trình giấy tờ như trước đây.
Ngày 4/5, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là điểm đến, mà còn là nơi khởi nguồn cảm hứng và tìm kiếm hành trình mang “chất riêng” trong từng trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước.
Cựu tuyển thủ U23 Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng đang có mùa giải ấn tượng trong màu áo Thể Công Viettel. Cái tên từng là bất ngờ dưới thời HLV Park Hang Seo tại Vòng chung kết U23 châu Á 2020 đang được HLV Kim Sang Sik chú ý.
Từ sáng 4/5/2025 – ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025, lưu lượng phương tiện giao thông đổ về các cửa ngõ vào nội thành Hà Nội như tuyến Quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ… tăng nhiều so với ngày thường. Tuy nhiên, đến gần trưa, vẫn chưa xảy ra tình trạng ùn tắc.
Hội nghị Toàn quốc lần thứ 29 đoàn kết với Cuba đã khai mạc vào ngày 3/5 tại thủ đô Mexico City, nhằm thể hiện sự ủng hộ của người dân Mexico đối với nhân dân đảo quốc Caribe, cũng như kêu gọi chấm dứt lệnh bao vây cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt hơn 6 thập kỷ qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa khởi động quá trình xây dựng Chiến lược Quốc phòng (NDS) năm 2025, nhằm cụ thể hóa chương trình nghị sự "Nước Mỹ trước tiên" và "Hòa bình thông qua sức mạnh" của Tổng thống Donald Trump.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đại sứ quán Việt Nam tại Angola, phối hợp cùng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây, đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thể thao ý nghĩa, thu hút sự tham gia đông đảo của kiều bào.
Ngày 4/5,Sở Du lịch thành phố Hà Nội cho biết,kết quả công tác phục vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm 2025 có nhiều khởi sắc.
Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, không khí thi công trên công trường các dự án giao thông trọng điểm vẫn rộn rã với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, Tết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Dự kiến, các dự án phấn đấu về đích trước ngày cuối cùng của năm 2025.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, mở đầu bài viết, tác giả mô tả hành trình đến Việt Nam như một giấc mơ thành hiện thực, khi ông đặt chân tới Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, từng mang tên gọi Sài Gòn.
Việt Nam và Kazakhstan có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô và tái thiết lập quan hệ vào năm 1992. Hai nước có vị trí quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong khu vực và trên thế giới.