25/04/2023 17:45 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Mỗi bức ảnh màu lại ẩn chứa một câu chuyện, với đủ kiểu người trong xã hội vào cuối thời nhà Thanh.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc. Đây cũng là một trong những triều đại thường được lấy cảm hứng hay tư liệu trong các bộ phim cổ trang. Trên thực tế, nhà Thanh có một giai đoạn phát triển cực thịnh về nhiều mặt, quốc thái dân an, sử gọi là "Khang Càn thịnh thế" dưới sự trị vì của 3 vị hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long.
Tuy nhiên, vào cuối thời nhà Thanh, triều đại này suy yếu và từng bước Tây hóa do ảnh hưởng của các nước phương Tây. Công nghệ chụp ảnh đã xâm nhập vào Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhờ có máy ảnh nên những hình ảnh cách đây hơn 100 năm trước vẫn còn được lưu giữ lại.
Dưới đây là loạt ảnh màu hiếm được chụp cách đây hơn 100 năm cuối thời nhà Thanh. Trong đó, ngay từ những bức ảnh đầu tiên đã gây bất ngờ với mức độ chân thật về cuộc sống của đủ kiểu người trong thời kỳ này.
Mấu chốt của động tác trong ảnh là giữ thăng bằng, nếu không đứa trẻ sẽ bị ngã và bị thương. Vào cuối thời nhà Thanh, cuộc sống của thường dân tương đối đơn điệu. Họ thường xem xiếc, kinh kịch… để giải trí.
Trắc Phúc tấn Lưu Giai thị là mẹ đẻ của Nhiếp Chính vương Tái Phong, đồng thời là bà nội của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh.
Bó chân gót sen là tập tục phong kiến áp đặt lên người phụ nữ ở Trung Quốc trong suốt một thời gian dài. Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, các thiếu nữ, phụ nữ thuộc gia đình quyền quý đều "đại môn bất xuất, nhị môn bất mại" (đại ý là cổng ngoài không ra, cửa trong không bước tới). Nếu như họ ra ngoài thì được đánh giá là không giữ lễ tiết. Phụ nữ trong thời phong kiến đảm nhận nhiệm vụ sinh nở và làm nội trợ.
Vào cuối thời nhà Thanh, mặc dù có nhiều thứ thay đổi, nhưng phụ nữ lúc bấy giờ rất kiêng kỵ việc để lộ chân trước mặt người lạ. Do đó, việc yêu cầu vị phu nhân trong ảnh cởi giày để chụp là không hề dễ dàng.
Ở một góc phố, hai người đàn ông dắt theo vài con lừa và đang ngồi đợi khách đến thuê. Đây là loại hình kinh doanh phổ biến trong thời phong kiến. Những con lừa này có thể chở người và chở hàng khi khách có nhu cầu, tương tự như "xe taxi" ở thời đại ngày nay.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất