07/05/2012 12:43 GMT+7 | Thế giới
(TT&VH Online) - Hằng năm, cứ vào tháng Tư âm lịch, lễ hội vật cầu nước làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang) lại được tổ chức tại đền Chính (thờ đức thánh Tam Giang Trương Hống - Trương Hát). Một số nơi trong cả nước cũng có lễ vật cầu nhưng riêng lễ hội vật cầu nước thì chỉ ở làng Vân mới có.
Ảnh Hoanlam
Về nguồn gốc của lễ hội, Tục truyền rằng, khi xưa có hai anh em Trương Hống, Trương Hát đi theo Triệu Quang Phục đánh giặc, khi đánh thắng quân Lương trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện, nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; còn nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà thánh.
Cuối cùng bọn quỷ đen thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang ở đây. Chính vì vậy, dân làng Vân mở hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hoá của đức thánh, là với ý nghĩa hội mừng chiến thắng.
Ảnh Hoanlam
Việc tuyển chọn quân cầu được đặt ra rất khắt khe. Tổng số quân cầu được chọn là 16 người, đều phải là trai chưa vợ, khỏe mạnh, không có tang bụi, không có bệnh tật, dị tật, không có can phạm, can án. Tất cả quân cầu đều được huấn luyện 3 buổi chiều trước khi hội mở.
Ảnh Hoanlam
Trước khi hội mở 2 ngày, các cụ trong ban khánh tiết ra mở cửa đền để dọn dẹp, vệ sinh, lau chùi các đồ thờ phụng sau đó làm lễ tắm rửa cho nhà thánh bằng rượu gừng. Tiếp đó, chủ tế làm lễ phong áo tức là mặc áo vóc đại hồng cho nhà thánh rồi làm lễ an vị và kéocờ hội. Bên ngoài đền, ban khánh tiết phân công người tổng vệ sinh trong khu vực hội.
Ảnh Hoanlam
Đặc biệt sân cầu phải được xới xáo cẩn thận, dọn dẹp sạch sẽ. Làng lại cử ra hai cô gái trẻ đẹp nết na, chưa có chồng, mặc trang phục truyền thống của phụ nữ vùng Kinh Bắc, gánh nước từ sông Cầu đổ vào sân cầu. Đồ gánh phải là đòn gánh cong, quang song và gánh bằng hai chĩnh gốm Thổ Hà.
Ảnh Hoanlam
Ngoài ra, theo các người cao tuổi ở địa phương cho biết, trước kia đây là vùng đất trũng hay bị lụt lội cho nên những năm sau này, để tránh lụt lội, hội vật cầu được tổ chức trong ba ngày là 12, 13, 14 tháng 4 âm lịch hằng năm. Quả cầu ở đây tượng trưng cho mặt trời. Nó được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai.
Ảnh Hoanlam
Lễ hội cầu nước làng Vân mang nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, đó là sự thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp xưa vào cảnh mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lễ hội văn hóa độc đáo cần được phát huy và gìn giữ.
Ảnh Hoanlam
Ảnh Hoanlam
Ảnh Hoanlam
Ảnh Hoanlam
Hoàng Sơn
Ảnh Lamhoan
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất