(Thethaovanhoa.vn) - "Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát/ Dù bom đạn xương tan, thịt nát/ Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh". Đã 60 năm trôi qua, nhưng những câu thơ trong bài “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên” của nhà thơ Tố Hữu nói về tinh thần kiên cường, anh dũng của những dân công và thanh niên xung phong tham gia đảm bảo giao thông, vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng trong tâm thức bao thế hệ.
Trong những ngày cả nước đang hướng về mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp lại những dân công và thanh niên xung phong đã từng trực tiếp tham gia mở đường, vận chuyển lương thực, bảo đảm giao thông trên tuyến đường huyết mạch từ Yên Bái qua Sơn La đến Điện Biên.
Gian nan mở đèo Lũng Lô
Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La, để đảm bảo người và phương tiện cho chiến trường Điện Biên Phủ, Trung ương quyết định lấy thị xã Yên Bái là nơi tập kết mọi lực lượng và phương tiện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Tuyến đường 13 (nay là Quốc lộ 37) từ Yên Bái đến đèo Lũng Lô, qua phà Tạ Khoa, vượt đèo Chẹn rồi giao với đường 41 (nay là Quốc lộ 6) tại Ngã ba Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là con đường huyết mạch, độc đạo. Do đó, chủ trương của ta là quyết bảo vệ con đường này đến cùng; kết hợp bộ đội công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến canh giữ và luôn đảm bảo lưu thông trên con đường này.
Đèo Lũng Lô có chiều dài 15 km, nằm ở ranh giới giữa hai huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) và Phù Yên (tỉnh Sơn La). Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Lũng Lô là một trong những đoạn đường huyết mạch để tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Theo quyết định của Đảng, tuyến đường lên Tây Bắc được củng cố nhằm phục vụ chuyển quân, lương thực và khí tài cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Để mở rộng và cải tạo đèo Lũng Lô, các đơn vị công binh và dân công của hai tỉnh Yên Bái và Sơn La đã tập trung sức lực mở đường. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng nghìn dân công các dân tộc, trong đó nhiều nhất là người Mường, người Tày đã tình nguyện đăng ký tham gia mở đường.
Bộ đội cùng đồng bào các dân tộc Tây Bắc xẻ núi, làm đường vào trận địa. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Từng tham gia mở đường trên đèo Lũng Lô, cụ Trần Văn Xẻ, dân tộc Mường, năm nay đã 94 tuổi ở bản Cơi (xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) nhớ lại: Ngày đó dân công địa phương cùng thanh niên xung phong và lực lượng công binh dù chỉ có những dụng cụ thô sơ nhưng vẫn không quản ngại khó khăn để nhanh chóng thông đèo Lũng Lô. Trên các cung đường, tiếng mìn phá đá và tiếng cuốc, xẻng rền vang suốt đêm ngày. Khi đường được mở tới đỉnh đèo thì gặp phải vách đá dựng đứng chắn ngang. Nhiều người lo lắng phải mất nhiều tháng mới thông được đèo.
Nhưng sau đó, nhờ quyết tâm của quân và dân ta, sau gần hai tháng tuyến đường đã được thông, nối liền hai tỉnh Yên Bái và Sơn La. Làm đường trong đường kiện thiếu thốn lương thực, thực phẩm đã gian nan, nhưng nguy hiểm hơn cả là khi quân Pháp biết ta mở con đường chiến lược tiến vào Điện Biên Phủ, đã cho máy bay thường xuyên ném bom xuống công trường. Vì vậy, cứ khi nào nghe tiếng máy bay từ xa, mọi người lại chạy vào hầm hay vách núi để trú ẩn, đến khi máy bay đi, mọi người lại tiếp tục công việc bình thường như chưa có gì xảy ra. Vào những ngày máy bay Pháp tăng cường quần thảo, ném bom, quân và dân ta chuyển sang làm vào buổi tối để đảm bảo an toàn. Gian khổ, nguy hiểm không làm nhụt chí những người tham gia mở đường.
Làm đường vất vả nhưng khi dân công tải lương, tải đạn qua đèo còn vất vả hơn nhiều. Đường mở giữa rừng già nên khe nước, mạch nước rất nhiều, nền đường đá lởm chởm, người, phương tiện đi lại liên tục khiến đường luôn lầy lội. Từ cuối năm 1953 đến khoảng đầu tháng 4 năm 1954 là thời gian cao điểm của việc chi viện cho tiền tuyến. Lúc này, để tránh sự đánh phá của quân Pháp, lực lượng dân công, bộ đội ta thường phải đi vào ban đêm. Dù đi vào ban đêm nhưng để đảm bảo an toàn, dân công và thanh niên xung phong không được đốt đuốc mà phải lần theo bước chân của người đi trước. Cứ thế hàng đêm từng dòng người lại kìn kịt nối đuôi nhau qua đèo, đưa hàng ra mặt trận.
Kiên cường giữ phà Tạ Khoa
Nằm trên tuyến đường huyết mạch 13 đi qua huyện Bắc Yên, bến phà Tạ Khoa cũng được biết đến là một “điểm lửa” trong kháng chiến chống Pháp. Bến phà Tạ Khoa được xem là điểm xung yếu trên tuyến đường từ Yên Bái lên Điện Biên, bởi nếu bị đánh phá việc vận chuyển lương thực, vũ khí của quân ta ra chiến trường sẽ bị đình trệ do lúc này không có phương tiện nào khác để nối liền hai bờ của con sông Đà.
Năm nay đã 84 tuổi, nhưng cụ Hà Xuân Chiến, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong huyện Phù Yên vẫn còn nhanh nhẹn, minh mẫn. Cụ bồi hồi nhớ lại những ngày tuổi trẻ, vào đầu năm 1953 khi Đại đội Thanh niên xung phong C261 (Thuộc Tổng cục cung cấp, nay là Tổng cục Hậu cần) được thành lập, cụ và hơn 170 thanh niên ở các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Yên Châu (tỉnh Sơn La) đã tình nguyện tham gia và trực tiếp phụ trách công việc đảm bảo an toàn cho tuyến đường 13.
Thời gian đầu, cụ Chiến được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông ở đèo Chẹn (huyện Bắc Yên), rồi sau đó chuyển về làm tại bến phà Tạ Khoa. Ngày đó, phà còn thô sơ, chỉ được ghép bằng những tấm gỗ lớn và gắn thêm động cơ, mỗi lần vượt sông chỉ có thể chở được một chiếc xe ô tô. Con sông Đà lúc đó chưa bị ngăn dòng làm thủy điện như bây giờ nên vô cùng hung dữ, nhất là vào mùa mưa, dòng nước càng lớn và chảy xiết nên rất nguy hiểm. Nhận thấy đây là một điểm trọng yếu trên đường vận chuyển của quân ta, quân Pháp thường xuyên cho máy bay do thám và thả bom đánh phá.
Vì vậy, để kẻ thù không phát hiện, lực lượng bảo vệ phải giấu phà xuống dưới lòng sông vào ban ngày và chỉ khi đêm đến mới cho phà nổi lên. Hàng ngày, khi trời bắt đầu rạng sáng mọi người lại dùng các sọt đá cho lên phà để phà chìm xuống sông. Khi trời nhá nhem tối, mọi người lại lặn xuống, lấy đá ra để phà nổi lên. Vào mùa đông, trời giá buốt nhưng những người có nhiệm vụ giữ phà vẫn phải ngâm mình trong dòng nước lạnh để đảm bảo an toàn cho phà.
Không chỉ giữ phà mà việc vận hành phà còn khó khăn hơn nhiều đối với những người lái phà lúc bấy giờ. Để đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa, khí tài, chúng ta chỉ lái phà vào ban đêm. Trong khi đó, khoảng cách giữa hai bờ là hơn 200m cùng với dòng nước chảy xiết khiến việc lái phà vô cùng vất vả. “Nhiều lúc lái phà sang đến bờ bên kia, ngoảnh đầu nhìn lại thì thấy đã cách điểm xuất phát ban đầu hàng kilômét”- cụ Chiến nhớ lại. Nhờ sự kiên cường, dũng cảm của những thanh niên xung phong nên phà Tạ Khoa không bị bom ném trúng lần nào.
Cụ Hà Xuân Chiến cho biết thêm, ngày đó gian khổ nhất là việc không đủ lương thực thực phẩm để ăn uống hàng ngày. Những khi bị tắc đường hàng tháng trời, lương thực không chuyển lên kịp, mọi người chỉ còn cách vào rừng đào củ mài về để ăn thay cơm. Nhưng cũng chỉ được ăn những củ xấu, vì củ tốt mọi người đều để dành cho thương binh hay những người đang ốm nặng. Những bữa cơm chỉ có gạo mốc nấu lên ăn với muối rang; những lúc bị vắt cắn, ruồi vàng đốt... nhưng cũng không làm nản lòng những thanh niên xung phong. Tuy khó khăn, thiếu thốn đủ bề, sức khỏe không đảm bảo nhưng mọi người vẫn hăng hái lao động với sự quyết tâm cao nhất để đảm bảo cho những chuyến xe đưa hàng ra mặt trận không bị ách tắc.
Với tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ, những dân công và thanh niên xung phong tham gia mở đường, bảo đảm giao thông trên tuyến đường 13 đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Giờ đây, họ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng những kí ức về một thời tuổi trẻ cống hiến hết mình vẫn không phai mờ. Tinh thần đó đã trở thành gương sáng cho thế hệ sau noi theo và viết tiếp trang sử hào hùng với truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc.
XSMN 18/7: Xổ số miền Nam ngày 18/7/2025 gồm các xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và Trà Vinh. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Sáu ngày 18/7 trên Thethaovanhoa.vn.
Thethaovanhoa.vn cập nhật link xem trực tiếp bóng chuyền SEA V.League 2025 chặng 2 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 17/7.
Jos Verstappen là cha của Max Verstappen và cũng là một cựu tay đua F1 người Hà Lan. Dù được xem là tay đua cừ khôi, Jos có một cuộc đời với nhiều scandal.
Sau khi đùa rằng có thể chạy đến Los Angeles nhanh hơn lái xe, Aron Greene đã biến ý tưởng đó thành hiện thực khi hoàn thành hành trình 100 dặm (160km) từ San Diego đến tận cửa nhà bạn gái. Đây là cách anh ấy đã làm được.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận nhiều thí sinh đạt điểm cao ấn tượng. Cả nước có 9 thí sinh đạt điểm tuyệt đối 30/30. Trong đó có 8 thí sinh khối A00 đạt 30/30 điểm, 2 thí sinh là thủ khoa toàn quốc đạt 39/40 điểm…
Thanh Nhàn bị chấn thương buộc HLV Kim Sang Sik phải gọi trở lại Lê Văn Thuận, Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất V-League 2024/25, người ông đã loại trước đó ít ngày.
Mùa Hè năm nay, công viên giải trí Disneyland tại miền Nam California (Mỹ) rộn ràng trong không khí lễ hội kéo dài nhiều tháng nhân dịp tròn 70 năm thành lập, đánh dấu hành trình kỳ diệu của “nơi hạnh phúc nhất thế giới”.
Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm trôi nổi, hàng giả, hàng kém chất lượng được làm nhái tinh vi khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật - giả.
XSMN 17/7: Xổ số miền Nam ngày 17/7/2025 gồm các xổ số Tây Ninh, An Giang và Bình Thuận. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Năm ngày 17/7 trên Thethaovanhoa.vn.
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nhiều trung tâm hành chính công tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như phường Tân Đông Hiệp, phường Bình Hòa, xã Phước Thành... (thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương cũ) đã triển khai "quầy đồ ăn nhẹ" miễn phí phục vụ người dân đến làm thủ tục hành chính.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Đỗ Đức Duy và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến theo thẩm quyền.
Ở tuổi 44, NSƯT Trịnh Lâm Tùng vẫn là một "gã đạo diễn lập dị" đúng nghĩa, không vì ngoại hình hay lối sống, mà bởi niềm tin gần như cố chấp vào con đường đầy chông gai: làm phim hoạt hình Việt cho trẻ em Việt, với giấc mơ vươn ra thế giới.
Nhà xuất bản Kim Đồng vừa phát hành cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ" song ngữ Việt–Trung và Việt - Anh. Thông qua cuốn sách, độc giả sẽ hiểu thêm về hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Bác Hồ kính yêu.
Thethaovanhoa.vn cập nhật kết quả bóng chuyền SEA V.League 2025 chặng 2 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 17/7.
Xem trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Lào ở đâu? Thethaovanhoa.vn cập nhật thông tin chi tiết về trận Việt Nam vs Lào thuộc vòng bảng giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025.