Klook tận dụng các xu hướng để phát triển sản phẩm

17/07/2024 11:27 GMT+7 | Bạn cần biết

Theo thống kê từ Klook, trong nửa đầu năm 2024, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tăng mạnh, đạt hơn 8,8 triệu lượt. 

Con số này tăng 58,4% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt qua mức trước dịch Covid-19 (nửa đầu năm 2019) tới 4,1%. Sự tăng trưởng ấn tượng này minh chứng cho sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam ngày càng được coi là điểm đến hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Klook luôn hướng tới việc mở rộng và đa dạng hóa các gói tour dành cho khách quốc tế, đặc biệt tập trung vào các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Châu Âu. Ngoài ra, sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng được ghi nhận từ nguồn du khách đến từ các quốc gia trong khối Đông Nam Á, với Indonesia dẫn đầu cùng mức tăng gấp 6 lần trong nhu cầu du lịch đến Việt Nam, theo sau là Philippines với mức tăng 3,5 lần. Nhờ vào chiến lược tiếp cận linh hoạt và sự cải tiến trong dịch vụ, Klook không chỉ thu hút được nhiều khách hàng mới mà còn nâng cao được trải nghiệm của du khách, góp phần vào sự tăng trưởng doanh thu của công ty.

Klook tận dụng các xu hướng để phát triển sản phẩm - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Điều hành Klook Việt Nam chia sẻ tại sự kiện

Bên cạnh sự phục hồi của thị trường, nhiều xu hướng mới đã xuất hiện và góp phần tái định hình bức tranh du lịch của du khách Việt Nam. Klook đã nhận diện và tận dụng tốt các xu hướng này để phát triển sản phẩm và dịch vụ của mình.

● Xu hướng 1: Du lịch như "thổ địa"

Du khách ngày càng ưa chuộng những trải nghiệm chân thực, khám phá văn hóa, ẩm thực, cuộc sống thường nhật của người dân địa phương, và muốn thử những thứ mà họ không thể dễ dàng trải nghiệm tại quê nhà.

● Xu hướng 2: Du lịch "nhiều, nhanh, gọn, gần" thay vì những chuyến dài ngày

Thay vì những kỳ nghỉ dài ngày, du khách hiện nay thích những chuyến đi ngắn ngày, gần gũi và tiện lợi. Những chuyến đi ngắn thường mang tính chất ngẫu hứng, diễn ra trong vài ngày hoặc cuối tuần, tại các toạ độ du lịch lân cận trong khu vực hoặc xung quanh thành phố với những trải nghiệm khám phá mới mẻ.

● Xu hướng 3: Du lịch khám phá lịch sử

Sự quan tâm đến các di sản văn hóa và lịch sử đang gia tăng. Xu hướng này cũng được góp phần thúc đẩy nhờ những nỗ lực tích cực của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện trải nghiệm du lịch thông qua việc số hóa khâu bán vé và tung ra nhiều hoạt động quảng bá các địa danh lịch sử quan trọng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Quán Thánh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

● Xu hướng 4: Ưu tiên những trải nghiệm đáng tiền

Du khách hiện nay không chỉ quan tâm đến chi phí mà còn chú trọng đến giá trị và chất lượng của trải nghiệm. Du lịch ngắm hoa anh đào là một ví dụ điển hình, du khách sẵn sàng đầu tư thời gian và chi tiêu mạnh tay cho các chuyến đi ngắm hoa anh đào, với một nửa du khách mong muốn dành đến hai tuần tại đó và chi tiêu lên đến 2.500 USD.

"Chúng ta đang bước chân vào một kỷ nguyên mới của du lịch, mà tại đó cả thế giới đang nỗ lực phục hồi sau những tác động to lớn từ đại dịch. Thực tế cho thấy những tín hiệu khả quan khi nhu cầu du lịch của du khách Việt đang trên đà tăng mạnh và lượng du khách quốc tế đến Việt Nam cũng đang khôi phục một cách nhanh chóng. Là nền tảng du lịch và trải nghiệm hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến cho du khách – cả trong nước và quốc tế – những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm ngày càng đa dạng, độc đáo tại nhiều điểm đến" - Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc điều hành Klook Việt Nam chia sẻ.

Hà Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm