Ít ai biết được hơn 10 năm nay, các thế hệ thợ làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, Nam Định đã nối tiếp nhau hết thế hệ này đến thế hệ khác, đem một phần công sức nhỏ bé của mình góp sức xây dựng biết bao công trình nơi quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những người dân hiền lành, chất phác nơi đây đang ngày ngày lao động, góp từng viên gạch để giữ vững chủ quyền biển đảo quê hương.
Những người đầu tiên đi xây dựng đảo
Làng Bỉnh Di hiện có 3 xóm với khoảng 2.000 dân. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Vào thời gian nông nhàn, đàn ông trong làng thường tỏa đi khắp nơi làm thợ nề, thợ mộc vì đây là nghề có từ lâu đời của làng Bỉnh Di, còn phụ nữ thì ở nhà chăm sóc con cái và làm thêm nghề móc sợi làm hàng xuất khẩu.
Năm 1991, Thiếu tướng Hoàng Kiền khi đó là Trung đoàn trưởng Trung đoàn công binh 83 đã về làng vận động anh em trong làng ai biết xây, làm mộc giỏi và có đủ sức khoẻ, lý lịch tốt thì cùng nhau ra xây dựng quần đảo Trường Sa. Đây không chỉ là công việc lao động kiếm sống đơn thuần cho người dân trong làng mà nó còn là công việc có ý nghĩa rất lớn đối với quê hương, đất nước trong sự nghiệp giữ gìn chủ quyền biển đảo. Thấy được ý nghĩa lớn lao của công việc, ông Lê Văn Biền (sinh năm 1950), xóm 6 - một trong những người làng Bỉnh Di ra đảo đầu tiên đã tập hợp nhiều anh em trong làng ra xây dựng đảo.
Ông Biền tâm sự: "Thiếu tướng Hoàng Kiền là người gốc làng Bỉnh Di. Năm 1991, Thiếu tướng được giao nhiệm vụ xây dựng đảo Nam Yết (nằm ở phía nam cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa). Sau khi nói chuyện với Thiếu tướng Hoàng Kiền, tôi và anh Nguyễn Hoàn (xóm 5) đã về tập hợp anh em trong làng thành ba tổ; trong đó, tổ thợ nề có 7 người do tôi làm đội trưởng, tổ thợ mộc có hơn 10 người do ông Đỗ Phưởng (sinh năm 1952) ở xóm 6 làm đội trưởng và thêm tổ bốc vác, mạ sắt gồm khoảng 4 người do ông Đỗ Đoàn (xã Giao Tân) làm đội trưởng. Chúng tôi là những tổ ra xây dựng đảo đầu tiên. Khi đó, chúng tôi phải vận chuyển ra đảo từng hòn đá, từng bao xi măng, bao đá, bao cát, nguyên vật liệu ra kiến thiết xây dựng nhà ở, nhà chùa, tường bao, hầm hào, kè bờ ở ngoài đảo để người dân ra đó sinh sống, phục vụ quân sự và cũng là chỗ để người dân đánh bắt có chỗ trú chân nếu gặp mưa bão. Sau 3 tháng xây dựng xong, chúng tôi về". Ông Biền chia sẻ thêm, khi đó ngoài đảo chưa có người dân ở, chỉ có bộ đội sinh sống, mọi thứ rất khó khăn, nước ngọt phải tiết kiệm từng bát một và chia nhau từng xô nước để tắm giặt. Ăn uống chủ yếu là đồ khô, lương khô hoặc mì tôm.
Cầu cảng Trường Sa lớn. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Các thế hệ nối tiếp nhau xây đảo
Hiện trong làng, những người lớn tuổi không còn đủ sức khoẻ để ra xây đảo thì ở lại quê hương đi làm thợ nề, thợ mộc quanh vùng, còn lại phần lớn thanh niên trong làng đều theo các anh, các chú đi xây đảo. Xóm 6 là xóm có số lượng người đi xây dựng quần đảo Trường Sa đông nhất. Ngoài làng Bỉnh Di ra, các xã quanh vùng sau này cũng có nhiều người tham gia đi xây dựng đảo như xã Giao Phong, Giao Yến, Giao Tân, Giao Lâm...
Những người được chọn ra xây đảo thường ở độ tuổi từ 18 - 40 tuổi, có sức khoẻ tốt. Trước khi đi những người thợ làng đều được khám sức khoẻ đầy đủ, kiểm tra hồ sơ lý lịch nếu đủ điều kiện mới được đi. Tuy nhiên, không phải người thợ nào vượt qua được vòng kiểm tra sức khoẻ ở đất liền cũng có thể trụ vững và lao động được khi ở ngoài đảo. Có thể do thời tiết, do quá trình lênh đênh trên biển để tới đảo mà nhiều người thợ ra ngoài đảo không thích nghi được với thời tiết nên không thể lao động được. Những người thợ ấy phải chờ tàu quay trở lại đất liền và đổi thợ khác ra làm.
Ông Nguyễn Ngọc Phong, xóm trưởng xóm 6 cho biết, vì xây dựng ngoài đảo nên công việc cũng phải phụ thuộc vào con nước. Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết nên một năm các tốp thợ thường đi vào 2 đợt là đầu năm từ tháng 1 âm lịch đến tháng 8, đợt hai từ tháng 10 âm lịch đến Tết. Trung bình những người thợ nề, thợ mộc trong làng đi khoảng từ 6 - 8 tháng khi hết việc hoặc thời tiết không thuận lợi lại về, có nhiều năm mọi người phải ăn tết ngoài đảo. Hiện nay, lao động trong làng tham gia xây dựng quần đảo Trường Sa được chia làm bốn đội; trong đó, xóm 6 có hai đội là đội 1 do ông Lương Thanh (sinh năm 1960) và ông Nguyễn Hoàn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 2 do ông Đỗ Hương (sinh năm 1972) và vợ là Nguyễn Cúc làm đội trưởng; đội 3 ở xóm 5 do ông Phan Bốn (sinh năm 1962) làm đội trưởng; đội 4 ở xóm 4 do ông Nguyễn Cần (sinh năm 1962) làm đội trưởng. Bốn đội có gần 200 người thợ, trung bình mỗi đội có trên dưới 50 người. Năm vừa rồi, toàn bộ đội do ông Phan Bốn làm đội trưởng với hơn 30 thợ đã làm việc và ăn tết luôn ngoài đảo.
Qua bao thế hệ thợ làng Bỉnh Di ra xây đảo, quà về từ Trường Sa bao giờ cũng chỉ là những vỏ ốc, vỏ ngao đủ kích cỡ là minh chứng cho những ngày tháng lao động không mệt mỏi của người dân nơi đây vì tình yêu quê hương, biển đảo đất nước. Với người làng Bỉnh Di đi xây đảo, lý do làm kinh tế chỉ là một phần mà quan trọng hơn của việc ra xây dựng đảo là vì Trường Sa là biển đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, góp một phần công sức nhỏ bé vào việc bảo vệ, kiến thiết đảo thêm vững mạnh, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng là việc làm cao cả và là trách nhiệm của mỗi người dân nói chung và của người dân làng Bỉnh Di nói riêng.
Phòng khám Mắt Sài Gòn Thốt Nốt trực thuộc Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ giữ vai trò là đơn vị phòng khám tiên phong giúp người dân tiếp cận dịch vụ nhãn khoa chất lượng cao ngay tại khu vực.
Vừa qua Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ điều trị thành công cho cụ ông L.V.K (1925), có 2 mắt đục thủy tinh thể ở tình trạng nặng. Cụ ông đã phục hồi tích cực sau phẫu thuật và cho thấy: Không bao giờ là quá muộn đề tìm lại mắt sáng.
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 – 1/5, Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 23/4, hãng dược phẩm Hàn Quốc SK Bioscience thông báo đã giành chiến thắng pháp lý cuối cùng trong vụ kiện kéo dài với hãng công nghệ sinh học Moderna của Mỹ.
Tối ngày 1/5/2025, anh trai vượt ngàn chông gai Quốc Thiên sẽ đưa khán giả lên đến đỉnh cao cảm xúc với đêm nhạc "Dốc Mộng mơ: Mong manh tình về", tại bản Mây, thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend, Sa Pa.
Sau thành công rực rỡ tại Đà Nẵng, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 28/4, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Liên quan đến phản ánh về việc tổ chức dạy thêm, học thêm tại một trung tâm văn hóa thuộc quận Đống Đa, sáng 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Sở đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa phối hợp với Công an thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan kiểm tra thông tin.
Những khoảnh khắc lịch sử hào hùng về một "thời hoa lửa", ngày non sông thu về một mối đã được mô tả trong sản phẩm đa phương tiện đặc biệt 3D tương tác "Hùng ca thống nhất đất nước" của Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025) tại địa chỉ https://www.vietnamplus.vn/50namgiaiphongmiennam/.
Theo thông báo mới nhất của Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Memisoglu, số người bị thương trong trận động đất có độ lớn 6,2 xảy ra ngày 23/4 tại Istanbul đã tăng lên 236 người.
Như TT&VH đã phản ánh, nam ca sĩ Hoàng Bách vừa phát hành MV "Lời trái tim Việt Nam", mở màn cho EP cùng tên bao gồm 3 ca khúc viết về quê hương, đất nước.
Báo điện tử VietnamPlus thuộc Thông tấn xã Việt Nam đoạt giải thưởng lớn của Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức Thế giới (WAN-IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác (Interactive 3D) ở hạng mục "Sản phẩm Số sáng tạo nhất" (Best Innovative Digital Product).
Dưới đây là hành trình 2 ngày từ TP.HCM đến Tây Ninh sẽ đưa bạn qua các địa chỉ đỏ và những trải nghiệm ngược dòng lịch sử đáng nhớ cho kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài 5 ngày năm nay.
Trái với nhiều đồn đoán sẽ "dưỡng già" ở Saudi Pro League, Kevin De Bruyne đang cân nhắc phương án ở lại Premier League sau khi rời Man City. Thậm chí, anh còn để ngỏ khả năng gia nhập... MU.
Nhà báo uy tín David Ornstein vừa mang đến một thông tin khiến người hâm mộ MU phải bất ngờ: Victor Osimhen – tiền đạo được đồn đoán nhiều nhất thời gian qua – không nằm trong kế hoạch chuyển nhượng của “Quỷ đỏ”.