08/03/2023 17:27 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
So với các quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng kiến mức tăng giá năng lượng tương đối nhỏ, nhưng các hóa đơn tăng cao vẫn là một trở ngại khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà tắm ở cả hai nước.
"Đòn chí mạng"
Trong gần 75 năm, Daikokuyu của Tokyo là một cơ sở cộng đồng nơi người dân địa phương có thể ngâm mình thật lâu trong những chiếc bồn tắm lớn đầy tràn sau một ngày làm việc.
Giờ đây, các nhà tắm phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh tồn kép: Nhiều nhà tắm phải vật lộn hoặc đóng cửa trong đại dịch, sau đó phải gánh chịu những hóa đơn tiền gas khổng lồ, hệ quả của cuộc khủng hoảng năng lượng do xung đột tại Ukraine.
Takuya Shinbo, chủ sở hữu thế hệ thứ 3 của nhà tắm Daikokuyu cho biết, thời gian qua thực sự không thể tin được.
Với nhiệt độ thấp kỷ lục ở Tokyo vào mùa đông năm nay, anh đã phải gánh thêm hơn gấp đôi chi phí so với năm ngoái để giữ ấm nước qua những đêm lạnh giá. Hóa đơn tiền gas hàng tháng của Daikokuyu đã tăng hơn gấp đôi - từ chỉ hơn 5.000 USD vào tháng 1 năm ngoái lên hơn 12.000 USD vào tháng 1 năm nay.
Tại nhà tắm Seyoung ở đông nam Seoul, nơi Lee Young-ho đã điều hành trong 24 năm, hóa đơn đã tăng 60% so với một năm trước, lên gần 4.000 USD vào tháng 1 năm nay. Hóa đơn đó gần như là một "đòn chí mạng," Lee nói.
Tiết kiệm khí đốt, một loại nhiên liệu thiết yếu để vận hành các nhà tắm, là một nhiệm vụ bất khả thi.
Nhà tắm công cộng - hay sento - là một trong những truyền thống mà người Nhật tự hào. Trong khi các suối nước nóng tự nhiên "onsen" là điểm đến phổ biến trong các kỳ nghỉ, thì sento trong lịch sử là nơi phục vụ cho những người không có nhà tắm trong nhà.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết những người trẻ tuổi chưa hình thành thói quen đến sento như thế hệ cũ. Những thay đổi văn hóa đang diễn ra này, kết hợp với đại dịch và khủng hoảng năng lượng, làm dấy lên lo ngại rằng một ngày nào đó, hình thức sento truyền thống có thể tan thành mây khói.
Ở Hàn Quốc, số lượng nhà tắm đơn giản như của Lee đã giảm một nửa so với mức cao nhất xuống chỉ còn 4.350 trong năm nay, và nhiều trong số đó hầu như không đủ sống.
"Đòn" ban đầu là khi đại dịch làm dấy lên nỗi sợ hãi về "sự lây nhiễm hàng loạt" tại các không gian chung như nhà tắm công cộng.
Những hạn chế như vậy là một nhược điểm lớn đối với những khách quen lâu năm như Yoon Gwang-sook, người mà việc giao lưu với hàng xóm tại Seyoung là một niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của cô. Nhưng điều đó không ngăn cô khỏi những gì đã trở thành một thói quen thiết yếu.
"Nó mang lại cho tôi cảm giác sảng khoái mà tôi không có được khi tắm ở nhà. Ở đây chúng tôi ngâm mình trong bể nước nóng lớn, sau đó rửa sạch bằng nước đá để hạ nhiệt và kỳ lưng cho nhau để làm sạch sâu", người phụ nữ 81 tuổi, người thường xuyên lui tới Seyoung trong hai thập kỷ, cho biết.
Nhưng ngay cả bây giờ, số lượng khách hàng vẫn dao động quanh mức 40 người mỗi ngày, thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch là 180 người.
Các chủ kinh doanh chật vật tìm cách sinh tồn
Tuy nhiên, chủ sở hữu nhà tắm không có nhiều lựa chọn để bù đắp giá sưởi ấm cao.
Tại Tokyo, các nhà khai thác cá nhân không có được tăng phí tắm, do chính quyền tỉnh quy định ở mức 3,70 USD.
Shinbo đã quyết định mở cửa phòng tắm suốt đêm theo yêu cầu của khách quen, vốn là những người thường làm ca đêm.
Để tiết kiệm, Shinbo bắt đầu tắt điện ngay sau khi doanh nghiệp đóng cửa lúc 10 giờ sáng và giảm nhẹ nhiệt độ trong khu vực thay đồ. "Chúng tôi thực sự không biết mình có thể làm gì hơn", anh nói.
Ở Seoul, Lee cũng ở trong tình trạng khó khăn tương tự.
Ngay cả sau khi tăng phí tắm lên 7,6 USD vào năm ngoái, Lee vẫn đang "đốt tiền" để làm ấm các hồ bơi trong cái lạnh dưới mức đóng băng vào mùa đông này.
Thu hút khách hàng trẻ tuổi cũng là tâm điểm của Shinbo, người điều hành nhà tắm Daikokuyu ở Tokyo. Khi nhà tắm Koganeyu 86 tuổi trong khu phố của ông sắp ngừng kinh doanh, Shinbo đã mua lại và cải tạo không gian để "thử nghiệm một mô hình kinh doanh sento mới".
Koganeyu, mở cửa trở lại vào năm 2020 sau khi nâng cấp, có bia thủ công trên vòi và phòng bật đĩa than. Âm nhạc tại nhà tắm đã đánh trúng tâm lý của những người lớn tuổi hoài cổ và cả những người trẻ yêu âm nhạc.
Sau khi tắm nước nóng chung, các khách hàng già trẻ lớn bé tụ tập lại, nhâm nhi cốc bia lạnh và tán gẫu về âm nhạc. "Ngày trước, Sento là không gian giao tiếp, vì vậy thật tuyệt khi thấy những người thuộc các thế hệ khác nhau đến với nhau như thế này," Tomoko, vợ của Shinbo, người điều hành Koganeyu, cho biết.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất