31/05/2008 18:45 GMT+7 | Pháp luật
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng đã nhiều lần đề nghị cần phân định rõ ràng hơn, cụ thể hơn trách nhiệm pháp lý hành chính trong việc quản lý đất giữa cấp xã, huyện và thành phố. Thực tế cho thấy có đến 20.000 khu đất do các tổ chức đang sử dụng, nhưng khi phát hiện có một khu đất nào đó sử dụng lãng phí, không hiệu quả, các cơ quan bảo vệ pháp luật đều kết luận Sở TN&MT phải gánh chịu một phần trách nhiệm. Vấn đề này không hợp lý, Sở không thể quản lý đến từng hành vi sai phạm theo từng thửa đất.
Sự thiếu đồng bộ, nhất quán, thậm chí mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai do các Bộ XD, TC, KH&ĐT, TP và TN&MT soạn thảo đã gây không ít khó khăn cho các cấp cơ sở, trong khi để thực hiện đúng pháp luật ở địa phương phải đồng thời áp dụng các văn bản này. Luật đất đai 2003 đã đưa ra khung pháp lý về chế độ quản lý sử dụng đất theo mục đích sử dụng, theo chủ thể sử dụng đất. Khi thể hiện thống kê trên bảng biểu thì sự giao nhau giữa cột dọc là loại đất với cột ngang là chủ sử dụng đất giống như một “ma trận”. Điều này giải thích tại sao công tác quản lý đất phức tạp vì hệ thống sổ bộ chưa bao giờ cập nhật thông tin với đầy đủ độ tin cậy để cán bộ công chức ngành tài nguyên và môi trường có thể thực hiện nhiệm vụ đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất