11/04/2023 11:57 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Bớt quan tâm đến con cái mới là cách hành xử khôn khéo của người lớn tuổi.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa con người với nhau là sự bình đẳng. Không phải cha mẹ có thể áp đặt, kiểm soát, muốn làm gì với con thì làm. Mối quan hệ tồn tại như vậy chỉ khiến không khí gia đình căng thẳng, các thành viên "mặt nặng, mày nhẹ" với nhau.
Sự hài lòng hay áp đặt từ một phía không phải là mối quan hệ tốt. Những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai bên chắc chắn sẽ bùng phát khi thời cơ tới.
Vì vậy, những người ngoài 50 tuổi, sống đến khi con cái đã trưởng thành thì cần lí trí hơn. Lúc này, họ cần nắm vững những nguyên tắc cư xử với con để giúp mối quan hệ bền chặt, không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc.
1. Không làm gì
Một trong những cách hoà thuận với con cái là không làm gì cả. Nghĩa là người lớn tuổi không nên tham gia quá nhiều vào cuộc sống, quyết định, kế hoạch hay công việc gia đình riêng của các con.
Điều này không có nghĩa là cha mẹ thờ ơ với con. Các con cần được trao không gian tự do và quyền tự chủ để giải quyết mọi việc. Có như vậy mới sớm chín chắn, trưởng thành.
Khi cha mẹ cố gắng kiểm soát quá mức cuộc sống của con cái ắt dẫn đến xung đột, xích mích. Ngay cả khi đó là ý định tốt nhưng các con vẫn coi đó là sự can thiệp quá mức. Chính vì vậy, để con cái có cuộc sống riêng và tự quyết định là điều mà các bậc cha mẹ cần thừa nhận, ủng hộ.
2. Không hỏi
"Không hỏi" là một nguyên tắc quan trọng nếu cha mẹ muốn hoà thuận với con cái. Điều này có nghĩa là chúng ta không nên hỏi quá nhiều, hỏi chi tiết, cặn kẽ về cuộc sống, công việc riêng tư của con.
Duy trì khoảng cách phù hợp và tôn trọng con sẽ giúp nâng cao sự tin tưởng, đảm bảo quyền riêng tư và sự độc lập cho cả 2 bên.
Đôi khi, lòng tốt của cha mẹ có thể bị con cái hiểu là sự can thiệp hoặc khó chịu. Vì vậy, chúng ta nên tôn trọng mong muốn của con, cho con sự tự do, riêng tư phù hợp. Hãy khuyến khích và hỗ trợ con cái thay vì dò hỏi, phán xét. Điều này không chỉ duy trì sự hoà thuận trong gia đình mà còn khiến con cái trở nên tự tin, tự chủ hơn.
3. Không trông chờ
"Không trông chờ" là nguyên tắc cuối cùng mà người già cần lưu ý. Cha mẹ không nên quan tâm quá nhiều đến vấn đề riêng của con. Đồng thời không nên ỷ lại, trông chờ con cái phải chăm sóc, hỗ trợ mình.
Là những cá nhân độc lập, chúng ta nên có trách nhiệm với cuộc sống và sức khoẻ của chính mình. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc và gánh nặng lên con cái.
Khi cha mẹ quá dựa dẫm vào con có thể dẫn đến gia tăng áp lực, gánh nặng cho con. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con. Chính vì thế, chúng ta nên cố gắng hết sức để tự giải quyết vấn đề của riêng mình.
Tất nhiên cha mẹ cũng cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ con cái nhưng chỉ ở mức độ phù hợp, tránh phiền hà, gây ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, người lớn tuổi có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng, xã hội.
- Ăn uống tốt cho sức khoẻ tuổi già: Việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người già khoẻ mạnh. Để cải thiện sức khoẻ, bạn cần bổ sung các thực phẩm như: Trái cây và rau củ, chất béo lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, protein không béo từ cá và các loại đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc sữa không béo.
- Cải thiện đời sống tinh thần: Để tận hưởng tuổi già, bạn hãy tìm kiếm các cách nâng cao đời sống tinh thần của mình như: Chia sẻ tâm sự với những người bạn yêu quý, chấp nhận độ tuổi thật của mình, làm những điều bạn thích, ngừng sát sao tới cuộc sống của con cháu,…
- Trải nghiệm những điều mới lạ: Khi về già, bạn có thể tìm cho mình những sở thích thú vị và ý nghĩa như học nhạc cụ, làm tình nguyện, sáng tác nghệ thuật,… Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy luôn tươi mới, ít buồn phiền và sống mạnh khoẻ hơn.
- Thực hành chánh niệm tại nhà: Chánh niệm là sự vượt lên mọi ham muốn, phán xét để chấp nhận mọi thứ và sống cho thực tại. Thực hành chánh niệm được chứng minh sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho tuổi già như: Cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, có cảm xúc tích cực hơn, tăng độ hài lòng về mối quan hệ,…
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất