19/04/2023 11:22 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Trong cuộc sống, chúng ta có nhiều mối quan hệ cần được gìn giữ và phát triển. Chúng ta không dễ dàng đánh mất những người bạn, đồng nghiệp tốt. Thế nhưng đôi khi lời từ chối lại khiến người khác có thể nghĩ xấu về bạn. Điển hình như việc bạn nhận được một lời mời ăn tối nhưng lại không biết cách từ chối khéo léo, văn minh.
Ở các mối quan hệ khác nhau, chúng ta thường phải tham gia các bữa tiệc, gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu lẫn nhau. Nhiều người đi ăn tối với sếp để trao đổi thêm về công việc, gặp gỡ đồng nghiệp để thêm thân thiết, thấu hiểu và có thể hỗ trợ nhau trong công việc. Một cuộc hẹn với đối tác lại có thể giúp bạn có thêm hợp đồng, đường công danh sự nghiệp thêm xán lạn.
Thế nhưng không phải trong trường hợp nào chúng ta cũng có thể chấp nhận lời mời gặp gỡ. Có những bữa tiệc bạn muốn từ chối vì lý do cá nhân nhưng làm thế nào để đối phương có thể thấu hiểu, không nghĩ xấu về bạn.
Nhìn chung, cách chúng ta cư xử, từ chối lời mời rất quan trọng. Nếu nói năng không khéo léo, bạn sẽ dễ mất điểm trong mắt người khác. Nếu như không thể từ chối mà cứ cả nể rồi đồng ý cuộc hẹn, bạn có thể sẽ lỡ mất các lịch trình, công việc cá nhân.
Khi được mời tham gia bữa tiệc mà bạn không muốn xuất hiện, để tránh làm tổn hại đến quan hệ với đối phương, bạn cần nghĩ ra biện pháp đối phó tốt phù hợp. Nhiều người thường từ chối thẳng thừng bằng cách nói: “Tôi bận rồi”, “Tôi có hẹn mất rồi”, “Hôm nay tôi có việc phải làm”, “Tôi bận lắm không đi được đâu”...
Câu nói của họ không sai, lý do cũng có thể là thật nhưng điều này dễ khiến đối phương chạnh lòng. Hơn nữa, đây là lý do quá phổ biến, chắc chắn họ đã nghe quá nhiều nên có người sẽ nghĩ bạn không thành thật. Họ tin rằng bạn chỉ đang viện cớ bận bịu vì không muốn tham gia bữa tiệc mà thôi.
Người đó sẽ nghĩ rằng họ mời bạn đi ăn vì yêu mến và muốn trao đổi với bạn nhưng bạn lại từ chối quá dứt khoát, không kiêng nể điều gì. Cách trả lời thẳng thừng này dễ khiến mối quan hệ giữa bạn và người đó dần sứt mẻ.
Cách trả lời khôn ngoan trong trường hợp này sẽ chứng minh bạn là người có EQ cao. Nếu như thực sự bận và không thể đến được cuộc hẹn, hãy báo trước cho đối phương để họ không bị bất ngờ.
Bạn có thể lấy lý do liên quan tới gia đình, đặt mình vào “thế khó” để từ chối lời mời. Người EQ cao sẽ đáp lời: “Vợ tôi không có ở nhà nên tôi bận việc chăm con nhỏ mất rồi”, “Buổi tối đứa trẻ đang quấy khóc, tôi khó mà lách thời gian ra ngoài được”, “Bố mẹ tôi đang ở đây, tối tôi đã hẹn đưa họ ra ngoài có chút việc nên không tiện tham gia cuộc hẹn, thông cảm giúp tôi nhé, hôm sau rảnh rỗi chúng ta sẽ gặp nhau”... Đây chính là 1 số lời từ chối khéo léo chứng tỏ bạn là người có EQ cao, luôn biết cách ứng xử phù hợp và thông minh.
Khi lấy lý do liên quan đến gia đình thay vì bản thân để từ chối, đối phương cũng dễ dàng hiểu cho bạn hơn. Từ đây bạn cũng không phải khó xử vì đã từ chối lời mời của bạn bè, đồng nghiệp mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp, chân thành.
Tuy nhiên, nếu bạn từ chối quá nhiều lần, tìm mọi cách “thoái thác”khỏi cuộc hẹn chắc chắn sẽ khiến mọi người để ý. Vì vậy, hãy trân trọng những lời mời đến từ người khác, đó chính là tình cảm chân thành họ dành cho bạn.
Theo Toutiao
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất