09/09/2010 06:53 GMT+7 | Xe
“No Country for”… Honda
Thực ra đám đàn em của Peter Fonda và Dennis Hopper - được biết hơn dưới cặp tên Wyatt và Billy trong phim mô tô Easy Rider bất hủ - không có ý định đua với tiền bối về mặt bạo lực, song khởi đầu của cuộc hội tụ Harley-Davidson hằng năm luôn là một vụ hành hình truyền thống: giữa đêm đen, tiếng gầm rú của mấy trăm ngàn mô tô phân khối lớn khiến cả thành phố dựng dậy để chứng kiến một cảnh tượng kỳ quái - một núi xe mô tô chồng chất lên nhau bị ăn mồi lửa từ họng một khẩu súng phun lửa. Trong ánh lửa rừng rực, dễ nhận thấy các “nạn nhân” mang tên Honda,
Vui là chính
Thường ngày thì Sturgis có cả thảy 15 cảnh sát. Mỗi năm 50 tuần họ bị gọi đi xử lý mấy trò vặt vãnh như bắt mèo trèo cây không chịu xuống hay có người say rượu nằm ngoài vỉa hè. Nhưng đến tháng Tám là cảnh sát trưởng Jim Bush được đặc cách chỉ huy một đội quân vài trăm người. Riêng trong tháng này, tòa án địa phương phải giải quyết một phần ba các sự vụ của cả năm - ma túy, rượu bia, đánh lộn... duy chỉ có tai nạn giao thông thì, kỳ lạ thay, không tăng đáng kể. Các chàng cao bồi râu ria xăm trổ đầy mình trông dữ dằn, nhưng rất ngoan ngoãn nháy đèn rẽ và đi đứng từ tốn trên các tuyến đường nhựa bị nung nóng tới 50 độ C, lịch sự nhường đường cho khách bộ hành và tôn trọng cảnh sát. Ngược lại thì cảnh sát cũng rất thông cảm với đoàn ngựa sắt ô hợp. Kiểm tra kỹ thuật? Hoàn toàn không. Ống bô kêu quá to? Không thành vấn đề. Thiếu mũ bảo hiểm? Bang Nam Dakota không bắt buộc. Chỉ cần cặp kính râm cho tử tế là đủ. Thì ra cảnh sát ở Sturgis chủ yếu là đơn vị tình nguyện từ nơi khác đến làm việc ở đây, và chính họ cũng chẳng gương mẫu lắm khi mông má chiếc Harley của mình với đủ loại đèn đóm nhấp nháy. Không ai thích làm ảnh hưởng đến mấy tuần nghỉ phép trong năm của nhau.
Dân địa phương thì khỏi phải bàn. Ai cũng biết là cuộc sống bị đảo lộn vài tuần, nhưng ai cũng ít nhiều sống nhờ sự kiện này. Người ta cho thuê hết phòng, vườn, bãi đỗ, nhà kho… bất cứ diện tích nào đủ ngả lưng. Hơn nửa triệu mô tô cũng cần trạm xăng, điểm sửa chữa và rửa xe với đội phục vụ chân dài váy ngắn.
Đã thành “truyền thống“, đàn ông cởi trần chít khăn, đám bồ bịch mặc chaps (quần da không có phần mông của dân chăn bò) trùm lên bikini hai mảnh hay đôi khi chỉ có một mảnh. Ban ngày họ tranh thủ đến chụp ảnh ở núi Mount Rushmore có tạc hình đầu các tổng thống Mỹ hoặc xem bò rừng ở vườn quốc gia
Triết lý sống
Người ta có thể yêu hay ghét Harley-Davidson, nhưng rõ ràng phải công nhận một điều: trong một thế giới lấy cái Tôi làm trung tâm, ai đã cưỡi Harley thì vô cùng sung sướng khi không bị đụng hàng, vì hiếm khi nhìn thấy một chiếc thứ hai giống hệt như thế trên cả thế giới. Nhà sản xuất đã thành công khi cấy vào đầu óc khách hàng một ý tưởng tốn kém, đó là phương châm “Customizing” (chế theo ý khách hàng). Và chẳng mấy ai biết đó là cách kiếm tiền hữu hiệu nhất. Vì chính chủ nhân xe Harley là người cố săn lùng cho bằng được vài phụ tùng khác đời - dĩ nhiên là mua của chính hãng chứ không dùng hàng Đài Loan hoặc
Riêng mặt này thì dân Mỹ có tinh thần ái quốc cao độ. “Made in
Của nào tiền ấy, đó là lý do vì sao ít thanh niên đủ tiền chơi Harley. Theo Scott Beck, sếp marketing của công ty, tuổi bình quân của khách hàng là 44,5. Do đó Harley-Davidson từ sau khủng hoảng tài chính phải đối hướng kinh doanh. Mô hình mới như Sportster 883 giá ở Mỹ chưa đầy 7.000 USD, ai ít thu nhập thì có thể trả góp (mỗi ngày 6 USD, bằng tiền một bao thuốc lá). “Chúng tôi cũng biết là số phận của động cơ đốt trong đang được đếm từng ngày”, Beck nói, “và đã chuẩn bị dài hơi”. Trong tương lai gần sẽ xuất hiện mô hình chạy động cơ điện hay hybrid (xăng - điện hay diesel - điện).
Chỉ có đám fan đang tụ họp ở Sturgis là không hoài công nghĩ đến chuyện đó. Vì sống trên Harley là sống như thể hôm nay là ngày cuối.
Lê Quang
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất