Khí hậu nóng ẩm, môi trường sống chưa vệ sinh… là điều kiện thuận lợi cho côn trùng sinh sôi và phát triển. Làn da thơm tho của bé luôn hấp dẫn các loại côn trùng nhưng vẫn mỏng manh, nhạy cảm nên các bé dễ gặp nguy hiểm khi bị côn trùng tấn công.
Chơi trong vườn dễ khiến trẻ bị côn trùng đốt. (Ảnh minh họa).
Nhận biết thương tổn
Phản ứng khi côn trùng cắn, đốt nặng hay nhẹ tùy thuộc vào sự mẫn cảm của trẻ với nọc độc hoặc chất của côn trùng. Hầu hết chỉ gây cảm giác ngứa, khó chịu, sưng nề nhẹ và sẽ hết sau 1 ngày. Nếu nặng, có thể gây sốt, phát ban, nổi mụn nước và phản ứng hạch. Đôi khi, có phản ứng nặng (phản vệ) đối với nọc độc côn trùng làm trẻ sưng nề mặt, khó thở, ban đỏ dạng mề đay và có thể sốc đe dọa tính mạng. Vị trí côn trùng tiếp xúc với da trẻ hầu hết ở vùng hở như đầu, mặt, cổ, tay, chân… Ví như: rệp giường thường đốt ở cổ, thân; ve ở cẳng chân; muỗi ở mặt, tứ chi…Xử trí ban đầuKhi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn, đốt, xử lý càng sớm càng tốt:- Loại bỏ côn trùng cắn, đốt và đưa trẻ ra khỏi chỗ đó. Nếu trên da bé còn vòi côn trùng, khẽ cậy nhẹ ra bằng móng tay hoặc nhíp, tránh chất độc tiết ra thêm.- Rửa sạch vết đốt, cắn bằng nước sạch và xà phòng. Sau đó, có thể bôi cồn hoặc thuốc để sát trùng.- Dùng đá hoặc khăn lạnh áp lên vùng bị cắn, đốt để làm vết đốt bớt sưng đau.- Nếu vết cắn nhẹ và mẩn đỏ, chỉ cần bôi dung dịch sát trùng như betadin, nước muối sinh lý.
Khi phát hiện trẻ bị côn trùng cắn, đốt,
xử lý càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa).
Đưa trẻ đi khám
Côn trùng được chia làm 2 nhóm: có nọc và không nọc.
- Nhóm có nọc (ong, kiến lửa) thường đốt và truyền nọc độc vào cơ thể gây phản ứng đau đớn. - Nhóm không có nọc (muỗi, bọ chét, rệp, mạt, ve…) thường đốt, chích trên da và lấy máu làm thức ăn, chúng thường gây ngứa là chủ yếu.
Ngoài ra, bé còn có thể bị bệnh vì tiếp xúc với chất tiết từ côn trùng (kiến khoang…). |
Cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nếu trẻ có các biểu hiện nặng:- Phản ứng nặng sưng nề mặt (sưng môi, quanh hốc mắt, tai…) khó thở hoặc nôn trớ, nhịp tim nhanh, dấu hiệu thần kinh bất thường, ban đỏ dạng mề đay…- Đau rát nhiều, thương tổn nhiễm trùng hóa mủ, viêm tấy lan tỏa.- Đau rát, ngứa tùy từng mức độ mà trẻ được chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau như dung dịch jarish, dalibour, hồ nước làm dịu da, kem corticosteroid, kháng histamine…- Thương tổn biểu hiện nhiễm trùng có thể dùng các dung dịch thuốc màu như milian, xanh metylen, castellani… và kháng sinh toàn thân tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ.Phòng ngừa- Môi trường sống phải sạch sẽ, thông thoáng. Dọn dẹp loại bỏ những nơi côn trùng có thể cư trú và phát triển.- Không để trẻ chơi ở những nơi nguy cơ có côn trùng, mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, mặc quần áo mỏng dài để giảm bớt nguy cơ tiếp xúc của da với côn trùng.- Có thể bôi thuốc chống côn trùng để phòng.- Chú ý ánh sáng phòng ngủ vì côn trùng thường hướng sáng.- Không dùng tay trần để giết, miết côn trùng trên da trẻ, nên hất xuống đất và dùng vật khác tiêu diệt, tránh để dịch tiết của nó dính vào da.Theo Eva