Hy hữu, một anh nong dân nhỏ nhầm dầu gió khi bị lá cỏ quẹt tổn thương mắt

30/03/2023 10:41 GMT+7 | Bạn cần biết

Vào ngày 21/03/2023, Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ đã tiếp nhận bệnh nhân là anh L.S.N (39 tuổi, ngụ tại Sóc Trăng) nhập viện trong tình trạng một bên mắt đau nhức dữ dội, nguyên nhân do bị cỏ quẹt gây tổn thương mắt nhưng để lâu gây viêm loét, tình trạng càng thêm nghiêm trọng khi nhỏ nhầm dầu gió vào mắt.

Theo lời kể của anh L.S.N, khi đang cắt cỏ cho bò ăn thì anh bị cỏ quẹt vào mắt, ban đầu anh chỉ có cảm giác cộm xốn nhẹ, cộng thêm tâm lý chủ quan, nghĩ đây chỉ là một tai nạn nhỏ, nên anh đã dụi mắt và tự nhỏ thuốc tại nhà trong hơn 1 tuần. Đáng chú ý, do không cẩn thận anh đã nhầm lẫn nhỏ dầu gió vào mắt, làm tình trạng đau nhức chuyển nặng, mắt bị tổn thương hơn, tấy đỏ nhiều. Tình trạng này tiếp diễn đến mức anh không ngủ được và gây khó chịu dữ dội và anh quyết định đến bệnh viện.

Hy hữu, một anh nong dân nhỏ nhầm dầu gió khi bị lá cỏ quẹt tổn thương mắt - Ảnh 1.

BS. CKI Trần Việt Hùng đang thăm khám cho anh L.S.N tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ

Tại Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, BS.CKI Trần Việt Hùng trực tiếp thăm khám chẩn đoán bị viêm loét giác mạc. Đối với tình trạng này, Bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc và theo dõi tình trạng mắt tại nhà, sau đó tái khám sau 7 ngày.

Viêm loét giác mạc có thể do nấm hoặc một số nguyên nhân khác, thường xuất hiện sau một vi chấn thương mắt (bụi, cành cây, lá lúa chọc vào mắt), khởi đầu lặng lẽ, âm thầm, tiến triển chậm, kích thích ít và kéo dài. Bệnh bùng phát dữ dội khi bệnh nhân có sử dụng corticoid. Bệnh nhân thấy đau nhức mắt, đỏ mắt, cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ. Đối với trường hợp này, BS.CKI Trần Việt Hùng cho biết thêm: Trên cỏ chứa nhiều vi khuẩn và hàm lượng thuốc trừ sâu tồn đọng gây nhiễm trùng mắt. Tình trạng này có diễn tiến tương đối chậm. Tuy nhiên, do tai nạn nhỏ dầu gió vào mắt gây bỏng giác mạc, từ đó tạo điều kiện cho nấm phát triển nhanh, gây đau nhức dữ dội.

Việc điều trị viêm loét giác mạc do nấm cần theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa mắt. Có thể phải can thiệp ngoại khoa như: Nạo biểu mô giác mạc, nạo bề mặt giác mạc hoặc đáy ổ loét, gọt giác mạc hoặc thậm chí là ghép giác mạc tùy tình trạng, mức độ bệnh.

Qua trường hợp trên, Bác sĩ khuyến cáo, đối người dân đặc biệt là đối với nhà nông cần có những biện pháp bảo vệ mắt khi tham gia lao động:

• Đeo kính bảo bộ khi làm công việc đồng áng, khi tiếp xúc với thuốc từ sâu, các loại hóa chất nguy hiểm

• Không dụi tay lên mắt, không tự ý sử dụng các vật dụng để lấy dị vật ra khỏi mắt

• Đặc biệt, không tự ý chữa trị bằng cách đắp các loại thuốc, thảo dược trực tiếp lên mắt

Khi không may xảy ra những tai nạn lao động ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở nhãn khoa uy tín khi có những dấu hiệu bất thường như cộm xốn, đau nhức, nhìn mờ hay tầm nhìn bị bị cản trở.

Tính đến 12/2022, lao động 15 tuổi trở lên làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 27.5% tổng số lao động cả nước (theo Tổng cục Thống Kê). Trong quá trình làm việc thường ngày như cắt cỏ, cắt lúa, làm vườn người lao động rất dễ gặp phải những tai nạn gây tổn thương đôi mắt. Tuy vậy, người dân vẫn chưa chủ động trong việc bảo vệ mắt. Chính sự chủ quan này đã dẫn đến nhiều trường hợp đối diện với nguy cơ suy giảm thị lực, thậm chí mất đi thị lực vĩnh viễn.

BỆNH VIỆN MẮT SÀI GÒN CẦN THƠ

Số 717, đường 3/2, phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ (Hotline: 0867.01.01.05)

PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN THỐT NỐT

Số 77, quốc lộ 91, KV. Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ (Hotline: 02923.680.168)

PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN HẬU GIANG

Số 20-22, đường Số 14, Khu vực 4, Phường III, TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang

ĐƠN VỊ ĐẦU TIÊN TRIỂN KHAI ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ (CẬN – VIỄN – LOẠN) TẠI ĐBSCL Hotline tư vấn: 0867.01.01.05

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm