09/09/2021 19:25 GMT+7 | Trong nước
(Thethaovanhoa.vn) - Bộ Y tế cho biết, từ 17 giờ ngày 8/9 đến 17 giờ ngày 9/9, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.420 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 12.399 ca trong nước.
Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số ca mắc cao nhất nước (5.549 ca), tiếp đó là tỉnh Bình Dương (4.531 ca), Đồng Nai (880 ca), Long An (412 ca), Tây Ninh (161 ca), Kiên Giang (135 ca), Tiền Giang (115 ca), Khánh Hòa (77 ca), Đắk Lắk (61 ca), Cần Thơ (53 ca), Quảng Bình (50 ca), Bình Thuận (44 ca), Đồng Tháp (41 ca), Đà Nẵng, Hà Nội (mỗi địa phương 35 ca), Bình Định (29 ca), An Giang (28 ca), Bình Phước (20 ca), Đắk Nông (19 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (16 ca), Thanh Hóa, Phú Yên (mỗi địa phương 15 ca), Bến Tre, Bạc Liêu (mỗi địa phương 12 ca), Quảng Nam (10 ca), Sóc Trăng (9 ca), Nghệ An (8 ca), Gia Lai (7 ca), Quảng Ngãi (6 ca), Hưng Yên mỗi địa phương, Cà Mau (4 ca), Bắc Ninh (2 ca), Trà Vinh, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bắc Giang (mỗi địa phương 1 ca); trong đó có 6.138 ca trong cộng đồng.
Như vậy, so với ngày 8/9, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 264 ca. Tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca.
Trong 7 ngày qua, trung bình số ca nhiễm mới trong nước là 12.750 ca.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 576.096 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ; ở tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.856 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 571.745 ca, trong đó có 335.396 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là Thành phố Hồ Chí Minh (278.703 ca), Bình Dương (146.296 ca), Đồng Nai (32.059 ca), Long An (27.216 ca), Tiền Giang (11.274 ca).
Trong ngày 9/9, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 12.523 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 338.170 ca.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.417 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.101 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.192 ca; Thở máy không xâm lấn: 173 ca; Thở máy xâm lấn: 916 ca; ECMO: 35 ca.
Trong ngày 9/9, số bệnh nhân tử vong do các Sở Y tế công bố là 272 ca; trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (203 ca), Bình Dương (40 ca), Long An (8 ca), Đồng Tháp (6 ca), Tiền Giang (5 ca), Cần Thơ (1 ca), Khánh Hòa (2 ca), Đà Nẵng (trong ngày 8-9/9 là 3 ca ca), Hà Tĩnh, Quảng Nam, Tây Ninh, Vĩnh Long (mỗi địa phương 1 ca).
Các địa phương đã bổ sung 73 ca tử vong trong thời gian trước đó, trong đó tại tỉnh Đồng Nai: 64 ca, Kiên Giang: 5 ca, Bình Thuận: 4 ca.
Trong 7 ngày qua, trung bình số tử vong tại nước ta là 310 ca.
Đến nay, tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam là 14.470 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 257.207 xét nghiệm cho 537.087 lượt người; từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người.
Trong ngày 8/9, cả nước có 778.673 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều.
* Bộ Y tế kêu gọi người dân thực hiện Thông điệp 5T - “Pháo đài” chống dịch trong tăng cường giãn cách xã hội.
1. Tuân thủ nghiêm 5K
Thực hiện nghiêm giãn cách, “ai ở đâu ở đó”. Cách ly người với người, nhà với nhà, xã với xã; thực hiện nghiêm 5K khi phải ra khỏi nhà.
2. Thực phẩm đủ tại nhà
Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để người dân an tâm ở nhà; đảm bảo an sinh xã hội tại nhà, đặc biệt quan tâm tới gia đình có người nhiễm, người có hoàn cảnh khó khăn, nhóm dễ bị tổn thương...
3. Thầy, thuốc đến tận gia
Bảo đảm mọi người dân được chăm sóc y tế; tổ chức trạm y tế lưu động tại các xã/phường để người dân được tiếp cận dịch vụ y tế; tổ chức quản lý, chăm sóc người nhiễm tại các địa phương áp dụng cách ly, điều trị F0 tại nhà; cung cấp túi thuốc cho người bệnh; sơ cấp cứu ban đầu và phát thuốc điều trị bệnh mãn tính cho nhân dân.
4. Test COVID tất cả
Thực hiện xét nghiệm toàn bộ người dân, đặc biệt là tại các địa bàn có nguy cơ rất cao, hoặc nguy cơ cao (vùng đỏ, vùng cam) để sàng lọc, phát hiện sớm người nhiễm, hạn chế lây lan ra cộng đồng và tổ chức chăm sóc người nhiễm phù hợp; hướng dẫn người dân tự xét nghiệm dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc đội ngũ tình nguyện.
5. Tiêm chủng tại phường/xã
Tiêm vaccine phòng COVID-19 ngay ở xã, phường, tại trạm y tế hoặc điểm tiêm lưu động, bố trí nhiều điểm tiêm để người dân trong các nhóm đối tượng tiêm chủng được tiêm vaccine phòng COVID-19 sớm nhất, gần nhà nhất có thể.
Bích Thuỷ - TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất