Không chỉ là lợi ích của Việt Nam
“Chúng
ta đã tiến hành những bước khởi sắc, nhất là những năm 1960, văn học
Nga và các nước XHCN được dịch và xuất bản rộng khắp ở Việt Nam. Sau
năm 1991 đến nay, việc giới thiệu văn học nước ngoài của chúng ta mở
rộng và vô cùng phong phú. Thế nhưng việc đưa văn học Việt Nam ra nước
ngoài thì ngược lại. Các nhà văn của chúng ta đi nước ngoài thấy văn
học Việt Nam được giới thiệu ở các nước rất ít hoặc nếu có chỉ là tùy
thích, không có hệ thống, phương pháp. Việc dịch văn học Việt Nam ra
thế giới không chỉ là lợi ích của Việt Nam mà nhân dân thế giới cũng
muốn hiểu văn học Việt Nam”. (Phát biểu của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ
tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng Trưởng BTC hội nghị)
Không thiếu tác phẩm để giới thiệu ra thế giới
“Năm
2010 là năm trọng đại với nhiều sự kiện văn hóa lớn, trong đó có văn
học. Đây là hội nghị về dịch thuật nhằm giới thiệu văn học Việt Nam ra
nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay, là cuộc gặp mặt tôn vinh, đưa văn
học Việt Nam ra thế giới. Việc đưa văn học Việt Nam ra thế giới từ
trước đến nay khó khăn không phải vì chúng ta không có tác phẩm, trên
thực tế, nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã được dịch
ra nhiều thứ tiếng, gần đây là “vụ việc” thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh và
Lò Ngân Sủn dịch ra tiếng Trung được hàng chục ngàn độc giả Trung Quốc
quan tâm”. (Phát biểu của nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó trưởng BTC) Tự dịch tác phẩm để đưa ra thế giới
“Trước
đây, thơ của các tác giả cổ điển từ thế kỷ 15 đến 19 đã được dịch sang
tiếng Nga và đưa vào Tuyển tập thơ Thế giới. Ở Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc đã tiến hành dịch các tuyển tập truyện ngắn (tập 1, tập 2)
của nhiều tác giả Việt Nam. Thơ của ta cũng được dịch ở nhiều nước.
Một
điều mà tôi nhấn mạnh, Việt Nam có truyền thống “quảng bá” ra thế giới.
Từ thời các ông Trương Vĩnh Ký, Hoàng Xuân Nhị cũng có ý thức dịch văn
học Việt Nam ra tiếng nước ngoài. Gần đây thì anh em nhà văn tự dịch
các tác phẩm của mình, như nhà thơ Trần Nhuận Minh với tập song ngữ Anh
- Việt dày hơn 800 trang Bốn mùa; nhà thơ Đặng Chân Nhân cũng tự mình
sáng tác rồi chuyển sang tiếng Anh tập thơ đầu tay khi tác giả mới 14
tuổi. Tôi hy vọng với hội nghị này, một lần nữa thế giới sẽ quan tâm
đến Việt Nam”. (Phát biểu của dịch giả Hoàng Thúy Toàn: Chủ tịch Hội
đồng Văn học dịch - HNV VN)
|