(TT&VH) - Cuộc khủng hoảng kim chi, món ăn “quốc hồn quốc túy” của Hàn Quốc, đã trở nên trầm trọng hơn, sau khi Tổng thống Lee Myung Bak buộc phải vào cuộc trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại rằng giá cải thảo Triều Tiên trong nước quá cao, dẫn tới việc người dân không dám bỏ tiền ra mua kim chi.
Người dân Seoul xếp hàng mua cải thảo được thành phố trợ giá
Tuần này, Tổng thống Lee Myung Bak đã yêu cầu chính phủ của ông ngăn chặn việc giá kim chi đã tăng vọt, vượt mức giá quốc tế. Nguyên nhân do giá cải thảo Triều Tiên, nguyên liệu chính để làm kim chi, đã tăng không ngừng.
Cải thảo làm kim chi tăng giá gấp 10 lần
Giá cải thảo Triều Tiên đã bắt đầu tăng từ mùa Xuân năm nay do vụ mùa thất thu bởi một mùa Đông quá khắc nghiệt. Tình hình thêm ảm đạm khi Hàn Quốc đón một mùa Hè ẩm ướt, nhiều mưa. Kết quả là các loại cải trồng nội địa vốn có giá chỉ chừng 1 USD/cây hồi năm ngoái đã tăng vọt lên những gần 10 lần. Các nguyên liệu cần thiết để làm món ăn truyền thống của Hàn Quốc như tỏi và củ cải cũng tăng giá gấp đôi.
Cải thảo tăng giá khiến những người làm kim chi cũng phải bán sản phẩm của họ với giá đắt hơn. Việc này khiến một số nhà hàng buộc phải thu phí kim chi, món ăn phụ trước đây được kèm theo các món chính và không tính tiền. Số khác băn khoăn chưa biết tính sao trước những diễn biến bất ngờ. Ha Joon Tae, một chủ nhà hàng ở trung tâm Seoul chuyên về các món ăn kim chi, cho biết những ngày này anh đang phải chật vật kiếm sống.
“Với giá kim chi hiện nay, tôi sẽ phải tăng giá gần gấp đôi các món ăn trong thực đơn song nếu làm thế tôi sẽ chẳng có khách nữa” - Ha nói -”Nếu không tăng giá, tôi sẽ chẳng có tiền mua thực phẩm nấu ăn. Tôi hoàn toàn ở thế tiến thoái lưỡng nan”. Một chủ nhà hàng Hàn Quốc giấu tên ở Gwacheon tâm sự với tờ Korea Times: “Tôi chưa từng gặp tình trạng thiếu cải thảo trong 10 năm làm bếp trưởng nhà hàng này. Tôi không rõ liệu mình có nên thu phí kim chi hay sẽ loại hẳn nó khỏi danh sách các món phụ”. Được biết các trường học và công ty cũng phải thay kim chi làm từ cải thảo sang một số loại kim chi khác làm từ củ cải và các nguyên liệu rẻ tiền hơn.
Ok Ju, một bà nội trợ 55 tuổi, cho biết giá 2,5kg cải thảo hiện dao động từ 10.000 won (8,8 USD) tới 15.000 won (13 USD). Củ cải lớn dài 50cm có chi phí chừng 4.000 - 5.000 won (4,4 USD) một cây. Với mức giá này, Ok Ju đã cân nhắc tới khả năng không làm kim chi vào mùa Thu năm nay như truyền thống nữa. “Tôi vốn vẫn thích kim chi làm tại gia hơn những loại bán ngoài chợ. Nhưng năm nay giá nguyên liệu tăng cao một cách kỳ cục. Tôi nghĩ rằng nhiều bà nội trợ cũng sẽ chờ cho tới khi cuộc khủng hoảng thiếu nguyên liệu này lắng xuống” - bà nói.
Món ăn “quốc hồn quốc túy”
Kim chi là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên, với lịch sử lâu đời. Một số nguồn cho rằng kim chi có thể đã xuất hiện chừng 2.600-3.000 năm trước. Nó được xem như một trong những món ăn điển hình của ẩm thực Triều Tiên. Ở Hàn Quốc, kim chi được dùng trong hầu hết các bữa ăn và là một thành phần của nhiều món ăn như kimchi jjigae (canh kim chi), kimchi bokkeumbap (cơm chiên kim chi).
Mặc dù có hàng trăm loại kim chi khác nhau nhưng hầu hết các loại kim chi đều có mùi thơm nồng và cay. Kim chi truyền thống được chế biến đơn giản từ cải thảo Triều Tiên và nước muối, nhưng vào thế kỷ thứ 12, thành phần kim chi có thêm nhiều gia vị khác để tạo ra sự đa dạng trong hương vị, như việc thêm vị chua và ngọt, và màu sắc như thêm màu trắng và cam. Ớt, thứ bây giờ là thành phần chính trong hầu hết các biến thể của kim chi, không có mặt ở Triều Tiên cho đến thế kỷ 17.
Ai nấy đều hào hứng khuân về những bao cải thảo lớn có giá chỉ bằng 70% giá thị trường
Công thức chế biến kim chi với ớt và cải thảo bắt đầu phổ biến ở thế kỷ 19 và baechu kimchi (kim chi bắp cải) hiện là loại kim chi phổ biến nhất ở Hàn Quốc. Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi thường gồm cải thảo, củ cải, tỏi, ớt, hành, cá mực, tôm, sò hoặc hải sản khác, gừng, muối ăn và đường. Bảo tàng về kim chi ở Seoul đã ghi nhận 187 loại kim chi từ xưa đến nay.
Trung bình mỗi năm, người Hàn Quốc ăn chừng 2 triệu tấn kim chi và họ còn gửi món ăn này lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Bởi thế, với việc phải hạn chế ăn kim chi do giá cao, người ta đã không ngần ngại gọi đây là một “thảm kịch quốc gia”. “Tôi không biết mình sẽ còn lờ đi nhu cầu ăn kim chi của chồng và các cháu tôi trong bao lâu” - Kim Hyung Sook, một bà nội trợ sống ở phía Bắc Seoul thổ lộ - “Bạn không phải người Triều Tiên nếu bạn không ăn kim chi ba lần mỗi ngày”
Chính phủ “giải cứu” kim chi
“Cơn khát” kim chi đã dẫn tới những phản ứng tiêu cực trong xã hội. Korea Times cho biết đã xuất hiện những băng tội phạm chuyên đi cướp sản phẩm tại các trang trại trồng cải thảo ở một số khu vực hẻo lánh của Hàn Quốc.
Cuối tuần trước, một người đàn ông ở tỉnh Gangwon đã bị bắt vì tội đánh cắp 10 cây cải thảo từ một cánh đồng trong khu vực. “Tôi có thể hiểu vì sao ông ta lại làm vậy” - Kim Chang Wan, một doanh nhân Seoul nhận xét - “Bữa nào tôi cũng phải ăn kim chi, bằng không tôi sẽ không hoàn toàn thỏa mãn”.
Nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kim chi, hôm 14/10, Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết sẽ bỏ hạn ngạch nhập khẩu cải thảo và củ cải cho tới hết năm. Lượng tỏi nhập khẩu cũng sẽ được tăng gấp đôi cho tới cuối năm. Bộ hy vọng các phản ứng quyết liệt sẽ giúp đẩy giá cải hảo xuống vào cuối tháng này.
Trong khi đó một số chính quyền địa phương cũng triển khai các chính sách riêng để tháo gỡ khủng hoảng. Đơn cử như chính quyền thành phố Seoul đang cung cấp cho những khu chợ sầm uất nhất của thành phố 300.000 cây cải thảo Triều Tiên với giá chỉ tương đương 70% giá thị trường. Số cải thảo này được đánh giá là đủ đáp ứng cho nhu cầu của 10.000 hộ gia đình, giúp xoa dịu tình hình trước khi giá cải thảo bình ổn trở lại.
Ngày 22/1, tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tiếp nhận 2 tác phẩm mỹ thuật cổ gồm: Bức "Thiên thượng đồ" và "Cung nghênh Phật giá", là những bức tranh thờ quý, hiếm của dân tộc Sán Dìu, do nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ trao tặng.
Tại sự kiện kỷ niệm cột mốc 5 năm của UNIQLO tại Việt Nam, thương hiệu đã cam kết dành doanh thu từ 2 bộ sưu tập áo thun đặc biệt (tính trong tháng 12/2024) để đóng góp xây mới hai điểm trường tại vùng cao.
XSBTH 23/1: Phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSAG 23/1: Xổ số An Giang phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết An Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSTN 23/1: Xổ số Tây Ninh được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tây Ninh quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Cơ thủ Dương Quốc Hoàng tiếp tục khẳng định vị thế số một tại Predator Vietnam Challenge of Champions 2025 khi đánh bại Lường Đức Thiện trong trận chung kết nội dung 10 bi.
Chương trình nghệ thuật âm nhạc Phật giáo “Quan Âm - Mẹ từ bi” sẽ diễn ra ngày 7/2 tới tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) với sự tham gia của: NSND Quang Thọ, NSND Thanh Lam và hơn 120 nghệ sĩ diễn viên. Chương trình do TS - NSƯT Phương Nga Sao Mai làm tổng đạo diễn.
XSMN 23/1: Xổ số miền Nam ngày 23/1/2025 gồm các tỉnh Tây Ninh, An Giang và Bình Thuận. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Năm ngày 23/1 trên Thethaovanhoa.vn.
Mason Greenwood đã xin chuyển đổi quốc tịch từ Anh sang Jamaica. Cựu sao MU đã quyết định như vậy sau khi Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) khẳng định anh sẽ không bao giờ được xem xét triệu tập lên "Tam sư".
Jannik Sinner vẫn đang thẳng tiến trên hành trình bảo vệ ngôi vương. Đánh bại tay vợt số một nước chủ nhà Alex De Minaur 6-3, 6-2, 6-1, nhà ĐKVĐ Australian Open sẽ đụng niềm hy vọng Mỹ Ben Shelton ở bán kết.
Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Hoa hậu du lịch Việt Nam - Phạm Thị Ngọc Quỳnh đã chia sẻ bí quyết giữ dáng, giữ da và tinh thần vui vẻ. Theo cô, uống nhiều nước lọc và chơi thể thao là điều quan trọng.