BTS có thể là The Beatles của thế kỷ 21: Độ phủ sóng có làm nên huyền thoại?

07/05/2019 07:59 GMT+7 | Giải trí

(Thethaovanhoa.vn) - Nhiều người hâm mộ trung thành của Bealtes lập tức sẽ phản đối sự so sánh này. Nhưng hàng triệu thành viên trong câu lạc bộ fan ARMY của BTS thì lại nghĩ rằng các “ông vua” K-pop này thậm chí còn nổi tiếng hơn cả Tứ Quái, dù ban nhạc Anh huyền thoại đã có di sản hàng thập kỷ.

Xem trực tiếp BTS, Taylor Swift biểu diễn tại lễ trao giải Billboard 2019 ở đâu?

Xem trực tiếp BTS, Taylor Swift biểu diễn tại lễ trao giải Billboard 2019 ở đâu?

Lễ trao giải âm nhạc Billboard 2019 chỉ còn chưa đầy 24 giờ nữa là diễn ra, hứa hẹn mang lại những màn biểu diễn đầy cảm xúc từ dàn sao danh tiếng nhất, như BTS, Taylor Swift, Mariah Carey, Madonna...

Sự so sánh ấy đến từ việc nhiều chuyên gia trong nền công nghiệp âm nhạc nói rằng, các thành tựu của BTS có nhiều điểm chung với “cuộc xâm lược của người Anh” – hiện tượng diễn ra vào thập niên 1960, khi Beatles dẫn đầu nhiều ban nhạc Anh quốc đã “hút hồn” công chúng Mỹ mà trong đó Beatles dẫn đầu.

Dù thật khó để trả lời liệu BTS có thể tạo được sức ảnh hưởng bền bỉ như Beatles hay không, song có thể thấy rõ ràng rằng những gì Beatles có được thì BTS không có và ngược lại.

Chú thích ảnh
Ban nhạc BTS

Lượng người hâm mộ

Trước BTS, nhiều nhóm nhạc K-pop đã cố gắng thâm nhập vào thị trường âm nhạc Mỹ. Nhưng BTS là người thay đuổi cuộc chơi trong lịch sử K-pop. Họ đạt được những thành tích mà chưa nhóm nhạc K-pop nào có thể làm được, với lượng fan quốc tế vô cùng lớn. Nếu Beatles tạo nên “cơn sốt” Beatles, BTS có ARMY, một fandom quốc tế thực sự.

Không hề quá lời khi nói rằng mạng xã hội đã đưa BTS đến gần hơn người hâm mộ. Lịch sử có thể đã khác đi nếu như Twitter tồn tại từ những năm 1960, khi Beatles “đổ bộ” tới Mỹ.

“BTS không thể có được thành công như ngày hôm nay nếu không có sự hiện diện của ARMY”, Mimyo, cây bút Hàn Quốc viết. “Các ARMY kết nối với nhau lỏng lẻo nhưng họ đam mê khi kết nối với các thần tượng của mình trong nhóm BTS. Họ cùng chia sẻ diễn đàn trực tuyến chung là Twitter”.

Chú thích ảnh

Theo Next Big Sound, người hâm mộ BTS trên Twitter đã vượt quá lượng người theo dõi Beatles hiện nay/ Có hơn 36,7 triệu người theo dõi BTS trong khi Beatles là 23.331 người.

Tuy nhiên, lượng người theo dõi trên Twitter có thể thấy sức nổi tiếng của nghệ sĩ, song đó chỉ là một trong những nhân tố có thể đánh giá sức ảnh hưởng văn hóa của nghệ sĩ ở nhiều nước. Điều quan trọng không kém là quan sát xem một phong cách âm nhạc “thẩm thấu” tới nền văn hóa ở các nước khác như thế nào.

Xét về thành tích bảng xếp hạng, BTS còn phải kinh qua một chặng đường dài nữa mới có thể so sánh được với Beatles. Tứ Quái đã có 21 ca khúc chiếm quán quân bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trong khi BTS mới chỉ đặt được một chân lên nấc thang này.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Beatles đã đạt được thành tích này trong hơn 10 năm hoạt động của ban nhạc, sau khi bắt đầu trình diễn tại những địa điểm nhỏ. Các thành viên của BTS đã có nhiều năm thử giọng trước khi ra mắt vào năm 2013. Sự nổi bật của BTS trong khung cảnh âm nhạc toàn cầu hiện nay ngắn hơn nhiều so với Beatles.

Tính trong tuần qua, âm nhạc của Beatles được tải về 550.485.535 lượt, trong khi các nhạc phẩm mới của BTS đã được tải về 1.426.773 lượt. Điều này cho thấy BTS có sự phổ cập “dày đặc” hơn từ các thành viên cụ thể, trong khi Beatles mặc dù không hề phát hành sản phẩm âm nhạc mới nào vẫn có sức hút lâu dài.

Chú thích ảnh
Và huyền thoại Beatles

Ca từ

Khán giả cũng cần phải biết rằng không giống như các nhóm nhạc K-pop khác, BTS bắt đầu là một nhóm nhạc hip-hop.

Thay vì ca ngợi hay than vãn về tình yêu hay các mối quan hệ, BTS nêu ra các vấn đề xã hội trong lời bài hát, như các vấn đề trong trường học, cá nhân và thậm chí là về sức khỏe tâm thần.

“Từ năm 2009 đến năm 2015, K-pop thường hát về tình yêu, nỗi buồn, tình bạn và cảm xúc. Tuy nhiên, BTS lại nói về những khó khăn và vất vả trong cuộc sống và đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người trẻ đang gặp khó khăn trong cuộc sống”, Tamar Herman, nhà bình luận của Billboard, nhận định.

Chú thích ảnh

Ca từ của BTS lôi cuốn được khán giả toàn cầu vì được viết dựa theo trải nghiệm cá nhân. Đây là điểm tương đồng giữa BTS và Beatles. Giữa những năm 1960, Beatles bắt đầu có phần ca từ gây tranh cãi và kích thích tư duy hơn khi hát về hòa bình thế giới hoặc lên án cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Trong thế kỷ hiện nay, các chủ đề đã thay đổi. Công chúng thế giới quan tâm tới nạn thất nghiệp, sự phân biệt đối xử, sự thất bản trong cuộc sống… Con người của thế kỷ này có thể đồng cảm với phần ca từ của BTS và cảm phục hơn khi nghe BTS hát về những khó khăn của chính mình: họ nổi lên trở thành những nghệ sĩ hàng đầu trong nền showbiz thế giới từ sự khởi đầu “khiêm tốn”. Khi ấy, BTS đã phải vật lộn để thu hút sự chú ý từ người hâm mộ.

Có thể trở thành Beatles kế tiếp?

Khán giả đến K-Con, chương trình hòa nhạc K-pop CJ Group tổ chức, đã tăng một cách ấn tượng từ 20.000 người lên 80.000 người sau khi BTS nổi tiếng ở Mỹ. Lượng khán giả ấy đa dạng về chủng tộc, quốc tịch và tầng lớp xã hội”, theo Kim Young Dae, một người sành nhạc đã theo dõi sự phát triển của K-pop trong thời gian sống ở Mỹ trong một thập kỷ. “Thậm chí nhiều trẻ em da trắng thuộc tầng lớp trung lưu đã mua vé máy bay tới xem hòa nhạc của BTS”, Kim nói.

Có điều, theo ông Kim, nên tách người hâm mộ BTS ra khỏi lượng fan K-pop nói chung. “Số lượng khán giả tham gia K-Con tăng vì mọi người tới xem BTS chứ không phải vì tình yêu dành cho K-pop”.

Liệu K-pop có thể trở thành một hiện tượng như “Cuộc xâm lược của Anh” hay không? Câu hỏi ấy chưa thể trả lời. Riêng ở câu hỏi về sự tác động tới nền văn hóa của BTS, nhiều nhà phê bình đồng thuận rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng Beatles của thế kỷ 21 hay không.

Rào cản ngôn ngữ

Các nhà phê bình cho rằng ngôn ngữ là một rào cản đối với BTS, trong khi Beatles không hề gặp rào cản ngôn ngữ khi thâm nhập thị trường Mỹ. "Khán giả có thể nói tiếng Hàn ở Hoa Kỳ phần lớn bị hạn chế. Trong các thành viên của BTS, chỉ có trưởng nhóm RM có thể nói tiếng Anh trong khi các thành viên khác dường như “thừa” trong các cuộc phỏng vấn ở hải ngoại. Rào cản ngôn ngữ là vấn đề rất quan trọng” - Herman nói.

Việt Lâm (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm