Khám phá quy tắc đặc biệt trong bữa ăn của các nước châu Á

02/10/2017 12:00 GMT+7 | Giải trí của GCO

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu không muốn trở thành người vô duyên trên bàn ăn, khi đi đặt chân tới các nước châu Á thì hãy chú tới những quy tắc riêng của mỗi nơi bạn đến.

Nhiều người trong chúng ta cứ nghĩ rằng “trời đánh tránh miếng ăn”, nên ăn uống ra sao là việc của bản thân, miễn phải thoải mái là được.

Nhưng nếu là một người thích đi du lịch và muốn được thưởng thức những món ăn ngon, thì hãy trau dồi thêm cho bản thân những kiến thức về ẩm thực.

Bởi vì khi tới các nước châu Á, bạn sẽ được trải nghiệm những điều thú vị trong phong tục tập quán của văn hóa ẩm thực.

Đừng nghĩ mọi chuyện đơn giản, nó phức tạp hơn bạn nghĩ rất nhiều.

1. Ấn Độ

Mọi người vẫn thường nhắc tới Ấn Độ là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Nhưng ít người biết rằng quốc gia này cũng có một nền ẩm thực phong phú và khác lạ với các quốc gia Đông Bắc Á khác.

Một trong những điều điển hình của nền văn hóa ẩm thực này chính là cách thức ăn cơm. Thử đoán xem người dân Ấn Độ ăn cơm bằng dao, dĩa, thìa hay đũa...?

Họ chẳng cần đến những vật dụng đó đâu, mà sẽ bốc cơm và thức ăn bằng tay. Đây là quy tắc hai bàn tay mà người Ấn hay ai đến đây đều bắt buộc phải tuân thủ.

Chú thích ảnh
Nếu đến Ấn Độ bạn sẽ phải dùng tay để ăn

Tay trái sẽ cầm đĩa và bốc ăn bằng tay phải, đối với những người không có thói quen này cũng bắt buộc phải thay đổi, vì tay trái cầm thức ăn là điều cấm kị.

Không xét đến việc ăn như vậy là bẩn hay sạch, bởi thói quen này của người Ấn bắt nguồn từ chính quan niệm trong Phật giáo và Hồi giáo.

Họ cho rằng thức ăn, đồ uống do đấng tối cao trao cho, nên phải được đón lấy bằng tay trần, như một cách thể hiện sự thành kính mà đấng tối cao đã trao cho.

2. Trung Quốc

Là một trong những nền ẩm thực lớn nhất thế giới, văn hóa ẩm thực Trung Hoa cũng bao hàm cả những quy tắc vô cùng phức tạp.

Bữa ăn ở Trung Quốc được chia ra thành nhiều hình thức khác nhau như: điểm tâ, tiệc trà, tiệc bàn tròn,... Tuy nhiên điều mà chúng ta phải chú ý đó chính là cách bày trí bàn xoay.

Chú thích ảnh
Tại Trung Quốc bàn tròn được sử dụng trong các bữa ăn

Ở giữa bàn thường có một bộ ấm trà nhỏ, xung quanh sẽ xếp bát và đĩa sứ đũa luôn được đặt bên phải, tuyệt đối không được quên phải có đồ kê đũa cũng bằng sứ.

Người ăn sẽ dễ dàng chọn món mình muốn bằng cách xoay nhẹ bàn thay vì phải với tay để gắp thức ăn.

Bên cạnh đó khi tới Trung Quốc bạn còn phải nhớ một số quy tắc như: ngoài súp và canh các món khác luôn phải ăn bằng đũa, tuyệt đối không hút thuốc trên bàn ăn,...

3. Nhật Bản

Tuy rằng văn hóa ẩm thực của quốc gia này không khoác lên mình vẻ xa hoa lộng lẫy, xong cách bày trí hay dùng đồ ăn của họ cũng rất tinh tế và tỉ mỉ.

Trước khi ăn bạn không được quên lời mời “Itadakimasu” và “Gochiso sama deshita” sau bữa ăn. Đây được coi là lời cảm ơn dành đến những người đã nấu bữa ăn.

Chú thích ảnh
Sushi là món ăn phải tuân thủ rất nhiều quy tắc

Ngoài ra bạn phải chú ý tới không gian chung và không gian riêng của mọi người. Khi ăn phải tự cầm bát, cầm đũa hướng về phía mình và nhấc hẳn lên. Bạn không được tựa bát hay cùi chỏ lên bàn vì đó là không gian chung.

Nói tới ẩm thực Nhật không thể không nhắc tới món ăn “quốc dân” của họ chính là sushi. Đối với món ăn này, một loạt những quy tắc sẽ khiến bạn “hoa mắt”.

Không được gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu và wasabi mà chỉ được chấm phần cá hoặc tôm, tránh việc cơm rơi vào nước chấm.

4. Hàn Quốc

Đặc điểm lớn nhất của văn hóa Hàn Quốc chính là phép tắc trên dưới. Họ rất coi trọng thứ bậc xã hội. Vì vậy khi ngồi vào bàn ăn bạn phải nhớ một loạt những quy tắc.

Khi rót đồ uống, người ta thường chuyền tay nhau một ly rượu, nếu ly rượu của bạn hết thì hãy chờ để họ rót đầy lại cho bạn.

Những tác phẩm sinh ra từ sở thích trang điểm và niềm đam mê ẩm thực

Những tác phẩm sinh ra từ sở thích trang điểm và niềm đam mê ẩm thực

Bước trang điểm mắt trở nên hứng khởi hơn và biến tài khoản Instagram của Amanda Davila giống như một trang web về ẩm thực.

Người trẻ tuổi hơn luôn phải mời rượu người lớn tuổi trước, và khi người lớn tuổi chuyền lại cho họ ly rượu thì phải nhận bằng hai tay và quay mặt sang chỗ khác để uống.

Khi ăn bạn phải nhớ thìa dành riêng để ăn cơm và đũa để ăn các món khác. Hãy chú ý cùng chia sẻ thức ăn với người khác, thay vì chỉ biết ăn hết món mình thích.

Khổng Giang

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm