01/12/2022 16:30 GMT+7 | World Cup 2022
Loạt chỉ số mới sẽ giúp khán giả cũng như các chuyên gia hiểu sâu hơn về bộ môn túc cầu ngày một phức tạp nhưng không kém phần thú vị.
Trong những năm trở lại đây, bóng đá hiện đại liên tục ứng dụng công nghệ cao. Nhờ sức mạnh cũng như độ chính xác của các camera, cảm biến hiện đại, những chỉ số đo đạc một trận đấu cũng theo đó tăng lên. Người đam mê bộ môn túc cầu quen thuộc với nhiều chỉ số cũ, nhưng họ sẽ sớm phải làm quen với độ phức tạp của bóng đá hiện đại.
Tại giải đấu World Cup 2022 danh giá, FIFA áp dụng 11 chỉ số mới cho bóng đá, nhằm cung cấp thêm thông tin tới người xem cũng như mang về số liệu quý giá (và mới!) cho các chuyên gia, huấn luyện viên toàn cầu. Cũng phải thôi, nhìn vào chất lượng cầu thủ ngày một được cải thiện, có lẽ FIFA sẽ còn bổ sung thêm những chỉ số mới cho bộ môn đông đảo người hâm mộ.
Dưới đây là loạt những chỉ số được FIFA chính thức áp dụng tại kỳ World Cup 2022, trích từ tài liệu chính thức của tổ chức bóng đá hàng đầu thế giới.
Chỉ số nêu bật những phân tích xoay quanh khả năng giữ bóng xuyên suốt chiều dài trận đấu. Được chia thành ba hạng mục riêng biệt, “trạng thái giữ bóng” đo đạc khả năng giữ bóng của cả hai đội, đồng thời theo dõi phần trăm thời gian bóng trong trạng thái “được tranh”. Ba hạng mục được tính bằng đơn vị phần trăm (%): thuộc kiểm soát của đội A, của đội B, và trong trạng thái tranh chấp.
Với chỉ số “trong trạng thái tranh chấp”, FIFA mong muốn bổ sung thêm cho chỉ số kiểm soát bóng bạn vẫn thường thấy trong một trận bóng. Chỉ số dùng trong theo dõi bóng khi không trong chân cầu thủ.
Ví dụ, trong một màn giao tranh, khi bóng chạm đầu một cầu thủ thì tính từ khoảnh khắc này trở đi, bóng sẽ trong trạng thái tranh chấp. Khi hậu vệ phá bóng thành công, bóng cũng sẽ lập tức rơi vào trạng thái tranh chấp.
Đây là chỉ số tích lũy phần trăm thời gian của bóng trong sân, giúp các chuyên gia cũng như người xem hiểu chiến thuật được các đội tuyển áp dụng trong trận đấu, cũng như cách họ thay đổi để thích ứng với lối chơi của đối thủ.
Chia các giai đoạn của trận bóng thành “giữ bóng” và “mất bóng” sẽ giúp các chuyên gia phân tích lối chơi của các tuyển, đồng thời nhận định được mẫu hình trận đấu xuyên suốt 90 phút giao tranh.
Ví dụ, nếu đội A dành nhiều % thời gian di chuyển trong khu vực gần vòng cấm của đối phương, đồng thời đội B cũng tập trung phòng ngự, điều đó cho thấy đội A kiểm soát bóng nhiều hơn và liên tục tìm cơ hội ghi bàn, trong khi đó đội B dành phần lớn thời gian đánh chặn.
Chỉ số này sẽ khác biệt trong tất cả 9 giai đoạn mất bóng: Áp lực tuyến trên/đánh chặn, Áp lực tuyến giữa/đánh chặn, Áp lực tuyến dưới/đánh chặn, Gây áp lực lại lên đối phương, Phục hồi bóng, Chuyển trạng thái phòng ngự.
Nó cũng khác biệt trong 7 giai đoạn giữ bóng: Không thể dâng lên tấn công/Không chịu áp lực tấn công, Chuyền bóng thành công, Bóng dài, Tấn công tuyến dưới của đối phương, Phản công, Chuyển trạng thái Tấn công. Bên cạnh đó là 4 giai đoạn sắp đặt lối chơi: Phạt góc, Đá phạt trực tiếp, Ném biên, Phạt đền.
Dưới đây sẽ là những chỉ số được hiển thị trên TV mọi nhà:
Đây là chỉ số cho thấy cách một đội bóng triển khai lối tấn công, thực hiện những đường chuyền ngắn nhằm tiếp cận khu vực vòng cấm địa. Thông thường, quá trình gia tăng áp lực sẽ khởi đầu với hậu vệ, và thường một pha tấn công sẽ có sự tham gia của các tiền vệ, tiền đạo khi bóng xâm nhập sâu vào đội hình đối phương.
Việc tăng áp lực có thể chia thành hai trạng thái, là đối đầu - đội bị tấn công lập tức tham gia tranh bóng, và không gặp trở ngại - các cầu thủ tấn công chuyền qua lại mà không chịu áp lực từ đối phương.
Mục tiêu của giai đoạn tấn công này là tìm cách đưa bóng tiếp cận khung thành. Thông thường, giai đoạn sẽ bao gồm những đường chuyền vượt tuyến, hoặc nhờ cầu thủ cầm bóng đột phá hàng phòng ngự hay phối hợp chuyền bóng với đồng đội.
Là khi một đội bóng tìm cách tiếp cận vòng cấm địa, kiếm cơ hội ghi bàn.
Là khi một đội bóng lấy lại được quyền kiểm soát bóng và lập tức tấn công với tốc độ cao và tạo sức ép lớn. Đây là giai đoạn lợi dụng những kẽ hở của hàng phòng ngự đối phương, vốn đã giãn ra sau một đợt tấn công.
Ngay sau khi mất bóng, đội mất lợi thế sẽ lập tức hướng về phía khung thành của mình. Sự kiện thường diễn ra trong bối cảnh đội bóng bị phản công, và phải nhanh chóng tái tổ chức phòng ngự.
Đội đang phòng ngự áp sát hàng công của đối phương nhằm giành quyền kiểm soát bóng.
Đội đang phòng ngự sẽ tổ chức đội hình bảo vệ khung thành tại khu vực gần vòng cấm địa. Thông thường, các đội sẽ mong muốn một đội hình chắc chắn, ít khoảng trống, với các cầu thủ phòng ngự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Là khi đội đang phòng ngự tìm cách ngăn cản đối phương đột phá vòng cấm địa và tiếp cận cầu môn.
Ngay khi mất quyền kiểm soát bóng, đội không có bóng sẽ lập tức tạo áp lực lên các cầu thủ đang tìm cách tiếp cận khung thành. Tình huống này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên sân.
Khi mất bóng, đội phòng ngự sẽ lập tức lùi về phần sân nhà. Hành động này thường xảy ra khi đội bóng đứng trước nguy cơ bị phản công, và phải nhanh chóng chặn đường lên bóng của đối thủ.
Dễ hiểu như chính cái tên, chỉ số cho thấy khoảng thời gian một đội tuyển lấy lại bóng sau khi mất bóng.
Một hàng hậu vệ bị phá vỡ khi bóng được đẩy quá cầu thủ đứng thấp nhất của phòng tuyến này. Tình huống đáng giá nhất sẽ xảy ra khi hàng công của một đội bóng đột phá, và bắt đầu phối hợp hòng tìm kiếm bàn thắng.
Chỉ số này sẽ nêu bật vị trí nhận bóng của cầu thủ và so sánh với cấu trúc đội hình của đối thủ. Nhận bóng sau tuyến giữa, một cầu thủ sẽ có cho mình cơ hội quấy rối hàng phòng ngự của đối phương, đồng thời giúp hàng công của mình chiếm lợi thế tại các khu vực trọng yếu.
Ví dụ, những tuyển thủ như Kevin de Bruyne và David Silva có xu hướng phát hiện và khai phá những khoảng trống giữa trung tuyến và hàng hậu vệ của đối phương, trong khi đó những tiền đạo như Kylian Mbappé hay Romelu Lukaku sẽ tập trung khai thác những khoảng trống nằm gần, hay thậm chí bên trong vòng cấm địa.
Nhận bóng tại khu vực nhạy cảm của đối phương, tỷ lệ thành bàn cao lên bởi lẽ các cầu thủ phòng ngự sẽ bị kéo về khu vực có bóng, đồng nghĩa với việc tạo ra khoảng trống trong hàng hậu vệ.
Chỉ số giới hạn trên của hàng hậu vệ sẽ sẽ tính trung bình mốc dâng cao của phòng tuyến thấp nhất, trong cả hai giai đoạn giữ bóng, mất bóng và được đo tại một số thời điểm nhất định trong trận đấu. Khoảng cách được tính từ từ cầu thủ đứng cao nhất của hàng hậu vệ tới vạch gôn. Chỉ số cho thấy hàng phòng ngự gần gôn tới đâu khi đối phương đang giữ bóng, và tới được đâu khi họ có thể dâng cao trong một tình huống ép sân.
Bên cạnh đó, độ dài của đội hình chỉ ra khoảng cách giữa cầu thủ đứng thấp nhất đội hình (không tính thủ môn) và cầu thủ đứng gần cầu môn đối phương nhất.
Chỉ số hình học này cho phép người xem hình dung được sự thay đổi trong cấu trúc, vị trí của các tuyến cũng như trách nhiệm của từng tuyển thủ. Trước đây, sơ đồ ra sân của một đội bóng chỉ bao gồm đội hình được áp dụng, thực tế đây chỉ là một trong nhiều cấu trúc được các tuyển thủ ứng dụng trong trận đấu, thậm chí đội hình có thể thay đổi chỉ sau vài phút bóng lăn.
Hình dáng cấu trúc đội bóng sẽ thể hiện những dạng khác nhau của đội hình ra sân trong suốt 90 phút thi đấu.
Đo đạc số lượng và vị trí bóng xâm nhập các khu vực gần cầu môn, chỉ số sẽ cho chúng ta biết chiến thuật được ứng dụng trong tình huống có thể dẫn tới bàn thắng. Phân tích chỉ số này còn giúp chúng ta hiểu sâu hơn cách một đội tuyển tận dụng thế mạnh tấn công của mình, đồng thời cho thấy cách họ lợi dụng điểm yếu của đối thủ.
Chỉ số sẽ theo dõi số lần xâm nhập, cũng như vị trí bị xuyên phá của hàng phòng ngự được chia thành 5 khu vực: cánh trái, cảnh phải bó vào trong, trung lộ, cánh phải và cánh phải bó vào trong.
Khả năng xâm nhập sẽ được tính khi một cầu thủ kiểm soát bóng thành công tại 1 trong 5 vị trí trên.
Đây là chỉ số dành riêng cho đội tuyển đang phòng ngự, ghi lại khoảnh khắc đội tấn công mất bóng. Chất lượng của tình huống cản phá hay số lượng cầu thủ tham gia phòng ngự sẽ lập tức ảnh hưởng tới tỷ lệ đội tấn công mất bóng.
Có được bóng từ chân đối phương, các cầu thủ có thể gây áp lực ngược lại hàng phòng ngự của đối thủ, qua đó tạo ra thế phản công và tăng khả năng ghi bàn.
Chỉ số xuất hiện khi một cầu thủ phòng ngự thu hẹp khoảng cách giữa họ và cầu thủ giữ bóng. Hành động này lập tức hạn chế thời gian và các lựa chọn một cầu thủ giữ bóng có thể có, tức là hạn chế cơ hội phối hợp hay làm bàn của họ.
Ví dụ, khi một cầu thủ giữ bóng đang muốn chuyền, đối phương sẽ lập tức áp sát và khi đủ gần, họ có thể tác động vật lý lên trái bóng cũng như cầu thủ; hành động này được coi là tạo sức ép lớn và sẽ đạt được điểm số sức ép tương ứng.
Một ví dụ khác, cầu thủ phòng ngự áp sát đối phương nhưng không kịp tranh cướp trước khi bóng được chuyền đi; hành động này sẽ được xếp hạng sức ép trung bình.
Còn được gọi với tên viết tắt xG, chỉ số này đo đạc chất lượng của cơ hội ghi bàn thông qua tính toán vị trí của bóng so với khung thành. Giá trị liên quan tới nhiều yếu tố, vốn được tính trước cả khi cú dứt điểm xảy ra. Ví dụ như vị trí cầu thủ thực hiện cú dứt điểm, bộ phận cơ thể sử dụng trong nỗ lực ghi bàn, vị trí cầu thủ trên sân hay loạt động tác họ thực hiện trước khi sút.
xG được đo với hai giới hạn 0 và 1; điểm sẽ tỷ lệ thuận với tỷ lệ ghi bàn. Điểm số 1 đại diện cho việc cầu thủ phải ghi được bàn dù trong tình huống nào, ví dụ như dẫn bóng tới trước cầu môn trống. Một quả phạt đền có tỷ lệ 0,7xG, cho thấy tỷ lệ bóng lọt lưới sẽ là 7/10.
Tổng hợp và lược dịch từ fifa.com
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất