03/07/2008 08:30 GMT+7 | Thế giới
*Hiện tượng tự nhiên chưa biết: Quan điểm này xem UFO là một hiện tượng tự nhiên mà ta chưa biết, chẳng hạn sét hòn. Với các đặc điểm khá phù hợp như từ trên mây xà xuống đất, cháy sáng, phát tiếng ro ro... nên nếu sét hòn bị nhận nhầm là UFO thì cũng không lạ. Cho đến nay khoa học vẫn chưa biết bản chất của sét hòn và chưa tạo được nó trong phòng thí nghiệm.
*Hiệu ứng tự di động: Đây là hiện tượng ta thấy vật sáng cố định trên một nền tối hay không có các điểm tham chiếu dường như di động. Đó là vì chuyển động hay đứng yên là một trạng thái tương đối, khi nó cần được so sánh với một hệ qui chiếu nào đó. Trong một nền tối và không có điểm tham chiếu, một hệ qui chiếu như thế không hiện hữu, khi đó do vận động tự phát của các cơ quanh mắt mà ta thấy điểm sáng đó dường như đang di chuyển. Nhiều UFO được giải thích bằng hiệu ứng tự di động của các ngôi sao gần đường chân trời trong bầu trời đêm.
*Lừa gạt: Đây là nguyên nhân chủ yếu của các báo cáo không chỉ về UFO, mà còn về nhiều hiện tượng dị thường khác. Chẳng hạn bức ảnh do một bác sĩ phẫu thuật chụp năm 1934 đến nay vẫn được xem là bằng chứng đáng tin cậy nhất của quái vật hồ Loch Ness; trong khi đó chỉ là ảnh chụp phần ghép đầu và đuôi của một chiếc tàu ngầm đồ chơi.
Nổi tiếng nhất trong các vụ lừa gạt UFO là đoạn phim video mô tả cuộc phẫu tích người ngoài hành tinh được xem là chết trong vụ va chạm ngày 7/7/1947 tại Roswell, bang New Mexico, Mỹ. Bộ phim do Ray Santilli, một người buôn bán băng video ở London, giới thiệu năm 1995 đã tạo nên sự hào hứng tột cùng trong cộng đồng UFO. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhanh chóng chỉ ra rằng, bộ phim là sản phẩm giả mạo. Santilli chống chế, ông tạo bộ phim này từ một bộ phim khác đã xem nhưng bị thất lạc. Sau đó Santilli lại tuyên bố, một số đoạn phim là sự thật nhưng không nhớ cụ thể đó là đoạn nào.
Cần lưu ý rằng, bản thân sự kiện Roswell có thể đã là sự lừa gạt. Mặc dù bị phản bác, năm 2006, bộ phim được dựng lại, với Santilli và Gary Shoefield (đồng tác giả bộ phim video ban đầu) điều hành sản xuất. Chưa hết, tháng 3/2008, một bộ phim khác không rõ nguồn gốc được tung lên mạng và phổ biến nhanh chóng trong cộng đồng UFO! Ta chỉ có thể nhắc lại định luật Blackmore thứ nhất mà thôi, theo đó “ước vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Định luật này được nhà nữ tâm lý đưa ra sau hơn 30 năm nghiên cứu về xuất hồn, thoát xác, kinh nghiệm cận kề cái chết và một số hiện tượng lạ khác.
Ngoài các giả thuyết cụ thể nêu trên, giới khoa học nghi ngờ còn nêu hai lập luận mang tính tổng quát chống lại UFO như sau:
Áp dụng nguyên lý nhận thức này cho bài toán UFO, ta cần loại bỏ các giả thuyết phức tạp như người ngoài hành tinh hay bộ máy thời gian để chọn các giả thuyết đơn giản như sóng kiến tạo hay sự lừa gạt.
Tạm thời kết luận
Khoa học không phải là cuộc phổ thông đầu phiếu, vì thế ý kiến của các chuyên gia mang tính quyết định. Trong khi khoảng một nửa dân chúng được hỏi tin rằng UFO là sản phẩm ngoài hành tinh, thì trong số các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học hành tinh, chỉ 9% tin như vậy, theo một kết quả thăm dò đầu thế kỉ 21. Hai năm sau, tỷ lệ giảm xuống còn 6%.
Cùng với sự chấm dứt chiến tranh lạnh, mối lo sợ về kỹ nghệ hàng không tiên tiến của kẻ thủ giảm đi rõ rệt. Vì thế các chính phủ lần lượt đóng các chương trình nghiên cứu UFO và dần dần công khai hóa nguồn tư liệu thu thập được. Có thể bí ẩn UFO sẽ được giải quyết trong một tương lai rất gần.
Khi đó điều gì sẽ xảy ra? Theo Bách khoa thư các hiện tượng dị thường ấn hành tại Mỹ năm 1996, sẽ đến lúc người ta không quan tâm tới UFO nữa; và khi đó các nhà dị thường học sẽ hướng sự chú ý của công chúng tới các hiện tượng mới có sức hấp dẫn lớn hơn.
Đỗ Kiên Cường
còn tiếp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất