Giấc mơ bóng đá của người Philippines

03/12/2019 17:38 GMT+7 | SEA Games 2019

(Thethaovanhoa.vn) - Philippines mạnh về bóng rổ và boxing, nhưng bóng đá vẫn là một môn thể thao họ cho thấy tiềm năng lớn. Người Philippines cũng yêu bóng đá và giấc mơ của họ là một ngày nào đó, bóng đá nước mình sẽ vươn xa tầm châu lục.

Lịch thi đấu Seagame 30 2019. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam U22. VTV6 trực tiếp Seagame

Lịch thi đấu Seagame 30 2019. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam U22. VTV6 trực tiếp Seagame

Lịch thi đấu Seagame 30 2019: Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam U22. Lịch thi đấu Seagame30. VTV6 trực tiếp bóng đá Seagame hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá U22 Seagames. Lịch bóng đá nam Seagame 30.

* Xem bảng xếp hạng bóng đá nam U22 SEA Games 30 mới nhất TẠI ĐÂY:

https://www.flashscore.com/football/asia/southeast-asian-games/standings/

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nam SEA Games 30 hôm nay: 

19h00 ngày 03/12, U22 Singapore vs U22 Việt Nam (bảng B, VTV6)

https://fptplay.vn/truc-tiep-bong-da.html

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://www.vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6

* 15h00 ngày 03/12, U22 Lào 0-2 U22 Thái Lan (bảng B, VTV6)

 

* Xem bảng tổng sắp huy chương SEA Games 2019 mới nhất:

https://en.wikipedia.org/wiki/2019_Southeast_Asian_Games#Medal_table

* Xem trực tiếp SEA Games 30 2019 - đoàn thể thao Việt Nam:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

 

Vì sao bóng đá không là môn thể thao vua?

Tôi có một thói quen là đi đến đâu cũng tìm hiểu xem nơi đó có nhiều sân bóng đá không. Có lẽ do yêu bóng đá và có thể đá bóng nên luôn muốn khám phá về môn thể thao này ở nơi mình đặt chân đến. Manila cũng không phải là một ngoại lệ. Chỉ có điều, để tìm được những sân bóng, dù chỉ là cho bóng đá phong trào, thì không hề đơn giản.

“Người Philippines không có nhiều cơ hội để chơi bóng” - anh Zorenz Andrada, một nhân viên an ninh ở SVĐ Rizal Memorial, chia sẻ với tôi. “Manila có ít sân bóng lắm nên việc rủ nhau cùng chơi một trận bóng là điều thực sự khó khăn”.

Những chia sẻ của Zorenz là đúng. Tôi rất hiếm khi nhìn thấy những sân bóng ở Manila. Ngoài Rizal Memorial, sân bóng nằm trong tổ hợp thể thao Rizal Memorial Complex, trung tâm Manila cũng chỉ có một sân bóng dành cho 11 người thi đấu khác là Circuit Makati Blue Pitch với một mặt cỏ nhân tạo có màu xanh nước biển khá đặc biệt. Nhưng sân này không có khán đài và có lẽ chỉ dành cho các giải đấu phong trào. Còn lại, tìm đỏ mắt chúng tôi chỉ thấy những sân bóng tự chế, hoặc đơn thuần là những sân bóng vỉa hè trong một góc phố ít người qua lại nào đó.

Rất nhiều bài báo đã nói về việc người Philippines không mê bóng đá. Môn thể thao yêu thích ở quốc gia này là bóng rổ và boxing. Điều này đúng, nhưng vẫn chưa đủ. “Tôi thực sự thích bóng đá” - Omar Rodriguez, người quản lý khách sạn nơi tôi ở chia sẻ. “Nhưng việc không có nhiều sân bóng để chơi khiến chúng tôi dần chuyển sang các môn thể thao khác. Một sân bóng đá tốn quá nhiều diện tích đất trong khi để chơi bóng rổ, bạn chỉ cần một sân thi đấu với kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều. Và ở Manila, đất thì đắt đỏ, lấy đâu ra đất trống để làm sân bóng cơ chứ”.

Chú thích ảnh
Tác giả chụp hình cùng anh Zorenz Andrada, một nhân viên an ninh ở sân Rizal Memorial. Ảnh: Hoàng Linh

Omar thậm chí còn mở điện thoại, cho tôi xem tấm hình ngày anh vẫn còn chơi bóng. Anh từng là một người đá bóng rất hay, được gửi đi đào tạo trẻ của thành phố. Nhưng cuối cùng, công tác đào tạo trẻ cũng không tốt và Omar xin về nhà. Giờ anh làm quản lý chuỗi khách sạn ở One Palm Tree Villas và thi thoảng mới được chơi một trận bóng đá phong trào. “Tháng 1 lần thôi và mỗi lần như thế, tôi phải di chuyển tới 30km. Manila không có sân bóng và phải đi xa ra ngoại ô cơ”.

Giấc mơ bóng đá của người Philippines

Ở Philippines, công tác đào tạo bóng đá trẻ không tốt. Họ không có được những lò đào tạo bóng đá trẻ có quy mô bài bản. Giải vô địch quốc gia Philippines cũng hạn chế khi chỉ có đúng 6 đội tham dự, chưa bằng 1/2 số lượng các đội dự V-League của Việt Nam. Vì không đầu tư nhiều vào bóng đá, nên trong quá khứ, họ là đội lót đường cho bất cứ giải đấu nào.

Từ năm 2010, bóng đá Philippines bắt đầu được đầu tư. Nhưng vì không có chính sách đào tạo trẻ, các quan chức nước này đi theo mô hình “xây nhà từ ngọn”. Họ gọi tất cả những cầu thủ mang dòng máu Philippines đang chơi bóng ở nước ngoài về chơi bóng cho tuyển quốc gia. Có thời điểm, tuyển Philippines có tới 17 cầu thủ là những người sinh ra ở nước ngoài và chưa một lần chơi bóng ở Philippines. Bóng đá Philippines nhờ đó mà đi lên, ghi nhiều dấu ấn tại đấu trường khu vực và châu lục.

“Nhưng đó không phải là cách làm bóng đá lâu dài. Tôi vẫn mong muốn Philippines phải đầu tư vào công tác đào tạo bóng đá trẻ. Tôi đã không có cơ hội được chơi bóng chuyên nghiệp, nhưng tôi mơ con trai tôi sẽ là cầu thủ chuyên nghiệp. Anh biết không, nó thích bóng đá còn hơn tôi” - Omar nói.

Ước mơ của của anh cũng là ước mơ của rất nhiều người Philippines yêu bóng đá khác. Họ mong muốn một ngày bóng đá Philippines sẽ mạnh, sẽ bền vững như Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia ở Đông Nam Á...

Trần Giáp (PV TTXVN từ Manila, Philippines)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm