EURO 2021 và câu chuyện thể diện quốc gia

18/06/2021 15:38 GMT+7 | Ký sự Euro

(Thethaovanhoa.vn) - Dù có cố gắng phân biệt rạch ròi đến đâu, ta cũng khó lòng phủ nhận bóng đá từ lâu đã mang nhiều màu sắc chính trị, nhất là trong những đấu trường mà các đội tuyển quốc gia chiến đấu vì màu cờ sắc áo.

Lịch thi đấu EURO 2020

Lịch thi đấu EURO 2020

Lịch thi đấu EURO 2020. Lịch thi đấu bóng đá EURO 2020. Lịch thi đấu bóng đá giải vô địch châu Âu 2020. Lịch thi đấu EURO 2021. Lịch trực tiếp bóng đá EURO 2020.

Lịch thi đấu, trực tiếp bóng đá EURO 2021

* 20h00 ngày 18/6: Thụy Điển vs Slovakia (E, VTV6)

https://hplus.com.vn/xem-kenh-vtv6-hd-2129.html

https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv6-6.html

* 23h00 ngày 18/6: Croatia vs CH Séc (D, VTV6)

https://hplus.com.vn/xem-kenh-vtv6-hd-2129.html

https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv6-6.html

* 02h00 ngày 19/6: Anh vs Scotland (D, VTV3)

https://www.vtvcab.vn/channel/vtv3-hd-1,VTV3_HD.html

https://hplus.com.vn/xem-kenh-vtv3-hd-2130.html

https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv3-3.html

 

1. Không có môn thể thao nào giành được sự quan tâm, gần gũi của nguyên thủ quốc gia như bóng đá. Thủ tướng Đức Angela Merkel là ví dụ điển hình nhất. Những bức ảnh bà chụp cùng các cầu thủ Die Mannschaft đã trở thành một thứ bình thường. Tại World Cup 2006, khi bà Merkel mới nhậm chức được một năm, việc sắp đặt chào đón vẫn còn khá trang trọng: Xếp hàng nghiêm túc trên cầu thang tại sảnh khách sạn của đội, các cầu thủ mặc áo dài tay và quần thể thao. Sang đến năm 2010, sau trận đấu vòng loại với Thổ Nhĩ Kỳ, bà Merkel đã cởi mở hơn khi chụp ảnh trong phòng thay đồ của đội, thậm chí còn gây nên một làn sóng tranh luận ở Đức rằng nguyên thủ quốc gia có nên bắt tay cầu thủ (Mesut Ozil) đang để ngực trần hay không. Tại World Cup 2014, sau chiến thắng trước Argentina, tấm ảnh bà Merel ăn mừng cùng các cầu thủ lúc này mới đá xong, còn nhễ nhại mồ hôi được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Chủ tịch liên đoàn bóng đá Đức khi đó Wolfgang Niersbach còn kể lại về “những nụ hôn lên má” của bà Merkel dành cho các cầu thủ hay chuyện cựu tiền đạo Lukas Podolski gọi lái từ “động lực” thành “Mẹ” khi nhắc tới nữ thủ tướng. (nguyên văn: Muttivation – biến thể của từ “mutti” - Mutter tức là “mẹ” trong tiếng Đức). Huyền thoại bóng đá Đức Oliver Bierhoff thì cho rằng bà Merkel là bùa hộ mệnh của đội bóng.

Thế nhưng không phải mối quan hệ nguyên thủ - bóng đá nào cũng “êm đềm” như bà Merkel và đội tuyển Đức.

2. Scotland – Anh chưa đá mà nội bộ “Vương quốc Anh” (gồm Anh, Scotland, Wales, Bắc Ireland) đã đi ngược chiều nhau về phương diện tinh thần chính trị trong bóng đá.

Mới đây, các chính trị gia lên án đội tuyển Scotland vì đã không quỳ gối tại EURO lần này. Phong trào “quỳ gối” được bắt đầu từ Mỹ sau cái chết của một người đàn ông da màu tên George Floyd để thể hiện tinh thần chống nạn phân biệt chủng tộc. Cách đây vài ngày, liên đoàn bóng đá Scotland đã đưa ra thông báo rằng họ có lập trường chống nạn phân biệt chủng tộc khác thay vì phải quỳ gối. Trong một tuyên bố, đội trưởng Scotland Andy Robertson cho biết: "Điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc và nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải thay đổi tư duy cũng như hành vi của mọi người. Chúng tôi có thể đứng mà vẫn cho thấy lập trường của mình”.

lịch thi đấu euro 2021, lịch euro 2021, lịch thi đấu bóng đá euro 2021, euro 2020, vtv6, vtv3, trực tiếp bóng đá, truc tiep bong da, bóng đá hôm nay
Các cầu thủ Anh sẵn sàng quỳ gối để chống phân biệt chủng tộc, nhưng Scotland thì không

Quyết định này đã nhận chỉ trích nặng nề bởi một số chính trị gia Scotland, những người cho rằng quyết định này sẽ truyền đi một thông điệp gây tranh cãi ở đấu trường quốc tế, đặc biệt trái ngược với hình ảnh can đảm của các cầu thủ da màu trong đội tuyển Anh.

Trong khi đó, đội tuyển Anh thì khẳng định họ không ngại quỳ gối trong các trận đấu tại EURO này và đã làm thế ở trận đầu tiên gặp Croatia. Thế nhưng chính trị gia và người hâm mộ Anh thì lại chẳng hài lòng với hành động ấy. Bằng chứng là các cầu thủ và HLV Gareth Southgate đã nhận được hàng tràng huýt sáo phản đối khi đang thực hiện hành động quỳ gối. Bộ trưởng bộ nội vụ Priti Patel cũng công khai bày tỏ sự phản đối trên mạng xã hội và truyền thông.

3. Sự nổi tiếng của bóng đá khiến nó phản ánh xã hội và các vấn đề của một quốc gia theo cách riêng mà nhiều tổ chức không làm được. Chẳng thế mà tinh thần fair-play, những hành vi đẹp luôn là tôn chỉ tối thượng của bóng đá. Nó là thể diện quốc gia và riêng trong kỳ EURO này, đội tuyển Đan Mạch với cách xử lý đầy nhân văn trong sự cố mà Christian Eriksen gặp phải đã lấy được rất nhiều thiện cảm của người hâm mộ trên toàn thế giới.

Dù chung một “Vương quốc Anh” nhưng chỉ riêng vấn đề quỳ gối hay không cũng cho thấy sự khác nhau giữa nước Anh và nước Scotland. Thật ra mâu thuẫn Anh – Scotland trong chiều dài lịch sử thì phức tạp và dài dòng hơn thế. Bản thân nhiều người Scotland, hay Bắc Ireland cũng chẳng lấy làm vui vẻ gì nếu bị hiểu nhầm là người Anh.

Nhưng ở EURO 2020 nói riêng và các đấu trường lớn nói chung, đội tuyển Anh mang trên vai trách nhiệm phải thắng lớn hơn cả trong khi Scotland hay xứ Wales có thể thi đấu với tâm lý nhẹ nhõm hơn, tận hưởng niềm vui bóng đá đơn thuần rõ ràng hơn. “Nội chiến bóng đá” Anh quốc lần này sẽ là dịp để ta thấy thái độ của hai đội bóng, hai luồng cổ động viên dành cho nhau.

Yến Nhi (từ châu Âu)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm