(TT&VH) - Một đội bóng sẽ làm gì ở World Cup, khi mà hầu như tất cả các CĐV đều mong chờ một sự kết thúc để tống cổ tay HLV đồng bóng ra khỏi ghế huấn luyện? Khi đế chế Domenech chỉ còn tính bằng ngày, tuyển Pháp lại tiếp tục lâm vào một tình cảnh bi quan ghê gớm. Sự thật, kể từ sau khi Zidane ra đi, Les Bleus không chỉ mất đi 1 một thủ lĩnh đích thực. Ngay trước giờ bóng lăn, Pháp vẫn chỉ là một "cái xác" không hồn!
Một tuyển Pháp mất phương hướng ở vòng loại World Cup 2006 đã được Zizou cứu rỗi. Nhưng con phượng hoàng ấy sẽ không bao giờ trở lại nữa. Chỉ cái tên của anh cũng đã là nỗi ám ảnh. Nỗi ám ảnh mà Domenech có lẽ không đủ tầm để xóa đi. Ông không phải là Aime Jacquet!
Pháp không Zidane thì cũng như cái xác không hồn
Không có đội bóng nào vừa sinh ra đã là vĩ đại. Nhưng vấn đề của Raymond Domenech là hầu như ông chẳng xây nên một thứ gì đáng kể trong suốt hơn 5 năm qua. Sau kỳ World Cup lạ thường trên đất Đức, hồi chuông cảnh báo đã vang lên khi họ bị đá văng khỏi Euro 2008. Nhưng tới lúc này, thậm chí những người yêu mến màu lam còn chẳng thể hình dung ra lối chơi của đội bóng xứ lục lăng trước giờ xung trận. 4-3-3 hay 4-2-3-1? Henry hay Govou, Gourcuff hay Diaby? Tất cả những điều đó đều không quá quan trọng để Les Bleus có thể tạo ra dấu ấn. Câu hỏi lớn nhất kể từ sau khi Michel Platini giải nghệ đã tái hiện: Đội bóng với 11 ngôi sao lớn không thể sánh nổi với chỉ 1 thủ lĩnh thiên tài. Huống hồ, cái tập thể ấy nay đã quá xộc xệch và có dấu hiệu mất đoàn kết. Bầu không khí u ám đó được tạo ra bởi ai, nếu không phải là Domenech?
* Thượng bất chính, hạ tắc loạn
Khi một đội bóng mà các cầu thủ tham gia vào vấn đề chiến thuật và cách dùng người của HLV, đó một đội vô kỷ luật. Nhưng cũng không quá ngạc nhiên, nếu như tập thể ấy không có một đầu tầu đủ sức tạo ra sự tin tưởng và thống nhất trên cả sân cỏ lẫn phòng thay đồ. Để tới được Nam Phi, Pháp đã phải nhờ Henry giúp “một tay”. Tuy nhiên, chính “sự giúp đỡ” bị cả thế giới lên án ấy đã làm hại Titi. Cùng với sự sa sút về phong độ, lý do chính khiến anh bị gạt khỏi đội hình là sự xuống dốc về ảnh hưởng với toàn đội. Chưa biết quyết định đó của Domenech là đúng hay sai, nhưng việc ông vội vàng ấn chiếc băng đội trưởng vào tay Evra thì thật quá nguy hiểm. Việc này đã tạo ra một làn sóng bất phục trong lòng tuyển Pháp. Từ chỗ chê bai sơ đồ chiến thuật, các cầu thủ đã tiến thêm một bước nữa đáng sợ hơn: Can thiệp vào chuyện xếp đội hình chính, với sự nghi ngờ tính xứng đáng của Gourcuff và Govou.
Domenech đang phải trả giá cho những quyết định sai lầm. Nhưng điều nguy hiểm hơn, và đáng nói hơn, chính là việc Les Bleus đã trở thành cái "sọt rác" của giới truyền thông. Ngay cả những người từng ủng hộ họ hết lòng nay cũng quay lưng. Mới đây nhất, Bộ trưởng thể thao Pháp, Rama Yade lên tiếng chỉ trích sự xa hoa của những ngôi nhà nghỉ dành cho Les Bleus tại Nam Phi. Trước đó, hàng loạt các công thần mang về chiếc Cúp thế giới năm 1998 cũng tỏ ra không lạc quan về đội tuyển. Việc Pháp chơi tệ trong các trận giao hữu không là vấn đề lớn. Điều đáng nói chính là bộ mặt mà họ thể hiện: Thiếu cá tính, thiếu bản sắc, thiếu tâm hồn, và cả niềm khát khao chiến thắng mỗi khi ra trận.
Kể từ sau khi Platini giã từ màu áo lam, Pháp đã phải mất hơn 10 năm để trở lại với 1 thủ lĩnh tinh thần đi vào lịch sử. Tại Nam Phi, những người như Gourcuff cũng có thể xem là sự khởi đầu cho một thế hệ Pháp đáng chờ đợi. Nhưng bây giờ, nếu như ngay cả các đồng đội cũng không muốn ủng hộ tiền vệ của Bordeaux, thì Pháp sẽ còn lại gì đáng xem?
Zidane đã ra đi, nhưng hình ảnh của anh vẫn còn rất rõ rệt. Hình ảnh đó không nói lên sự huyễn hoặc về những điều không có thật. Đơn giản, khi nhớ về Zizou, người Pháp sẽ nhớ vì sao trái tim họ lại loạn nhịp mỗi khi nhìn Les Bleus ra sân. Vì sao họ lại không ngại ngần xé toang lồng ngực để hét lên “Allez la France” mỗi khi nhìn màu áo ấy. Và vì sao họ luôn cảm thấy nhớ một linh hồn cho đội tuyển. Một tâm hồn sống động, chứ không phải những sát thủ máu lạnh, hay những ngôi sao xa cách đến khôn cùng.
Tallon Griekspoor, tay vợt người Hà Lan hiện xếp hạng 31 thế giới, mới đây đã đưa ra những nhận định sâu sắc về cuộc cạnh tranh giữa Sinner và Alcaraz.
Chiều tối 22/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo.
Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.
Dù được đánh giá cao hơn và sớm chủ động chơi tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc, U23 Thái Lan đã trải qua 90 phút đầy vất vả trước một U23 Myanmar thi đấu kỷ luật và chấp nhận bị cầm hòa 0-0.
Trong trận đấu cuối bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 tại Indonesia, U23 Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Campuchia, chính thức ghi tên vào bán kết.
Ngày 22/7, Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) với lý do việc tiếp tục tham gia không còn phục vụ lợi ích quốc gia của nước này.
Ca sĩ Khánh Ly – giải Ba Sao Mai 2007, hiện là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – vừa cho ra mắt MV Còn mãi với non sông, một sản phẩm âm nhạc thính phòng mang đậm màu sắc tri ân và tinh thần lịch sử.
Theo đặc phái viên TTXVN, vào 12h10' giờ địa phương (tức 19h10' giờ Hà Nội) ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Dakar, bắt đầu thăm chính thức CH Senegal từ ngày 22 - 24/7.
Ngày 22/7/2025, Thủ tướng Lào Sonesay Siphandone đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vụ lật thuyền du lịch bất ngờ tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh ngày 19/7/2025.
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.