24/09/2013 13:30 GMT+7 | Văn hoá
Trong khi Việt Nam đang tranh cãi về việc sinh viên có phải mặc đồng phục hay không thì ở Thái Lan cũng có chuyện tương tự, nhưng gay gắt và dai dẳng hơn nhiều.
Đồng phục Thái Lan "sexy nhất thế giới"
Tại Thái Lan, mặc đồng phục là bắt buộc ở các học viện, nhưng mức độ nghiêm ngặt rất khác nhau, tùy thuộc vào sự quản lý của cán bộ giảng dạy. Hình ảnh những cô gái trẻ mặc áo trắng và váy (rất) ngắn màu đen, các chàng trai mặc áo trắng quần đen, có đính logo trường đại học.
Không phải đến bây giờ những bộ đồng phục, nhất là của sinh viên nữ, mới gây tranh cãi. Đã có nhiều chỉ trích trong suốt thời gian qua. Năm 2009, các giám đốc của 2 trường đại học hàng đầu Chulalongkorn và Thammasat ở Bangkok than phiền rằng đồng phục sinh viên nữ "quá sexy" và "không phù hợp". Hai trường đều đã thử tiến hành những chiến dịch nhằm hạn chế tình trạng này nhưng đều thất bại.
Năm 2011, ngành giáo dục Thái Lan lại được phen náo loạn khi một trang tin của Nhật bầu đồng phục sinh viên Thái là "sexy nhất thế giới".Cuộc chiến giữa đồng phục và sự đa dạng
Nay, cuộc tranh cãi lại một lần nữa được hâm nóng sau khi một sinh viên nữ chuyển giới tên là Aum Neko, vừa thiết kế một bộ poster để phản đối quy định mặc đồng phục quá nghiêm ngặt của một trường đại học.
Để phản đối, Neko làm theo cách rất gây sốc: cô chụp 4 bức ảnh những cặp người mẫu, trong số đó có cả tác giả, tạo dáng trong tư thế nóng bỏng, đều mặc đồng phục của Đại học Thammasat, Bangkok.Nữ sinh viên này dán các poster lên bảng thông tin ở trung tâm Rangsit thuộc Thammasat. Trên các poster có in thêm các thông điệp khơi gợi về tình dục và giễu nhại đồng phục, và còn có câu "Giải thoát nhân loại khỏi xiềng xích". Các poster này cũng được đăng lên Facebook nên được chia sẻ rộng hơn.
Neko nói với tờ Bangkok Post: "Tôi tin vào sự giải phỏng. Tôi tin rằng ép sinh viên mặc đồng phục là một sự xúc phạm đến trí tuệ của họ. Người ta đang dùng sự áp chế này để kiểm soát không chỉ thân thể mà cả suy nghĩ và hành vi của sinh viên".
"Giáo dục nên khoan dung và tôn trọng sự đa dạng. Đừng để các sinh viên tin rằng khác biệt là sai lầm" – cô nói với trang Prachatai. Về tính khiêu khích của bộ poster, Neko giải thích rằng ý tưởng của cô là gắn đồng phục – thứ tượng trưng cho đạo đức và sự tốt đẹp, với tình dục – thứ thường là cấm kỵ.Tất nhiên, bộ poster đã thành công trong việc gây chú ý trên mạng xã hội và truyền thông chính thống ở Thái Lan. Neko nhận được cả sự ủng hộ và lên án. Đại học Thammasat cũng lập ra một ủy ban gồm cả giảng viên và sinh viên để tìm hiểu vấn đề này.
Trang Asia Sentinel cho rằng cuộc tranh cãi về đồng phục là biểu hiện của mâu thuẫn lớn lao bên trong hệ thống giáo dục đậm chất quân sự của nước này, khi tính đồng nhất và sự vâng lời vẫn được coi trọng. Trong khi đó, xã hội Thái Lan đã thay đổi và sẵn sàng cho một sự "giải phóng".Hạ Huyền
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất