(TT&VH) - Lâu nay, đội binh mã đất nung nổi tiếng vẫn được cho là ra đời ở thời của Tần Thủy Hoàng (259-210 trước Công nguyên). Tuy nhiên, nhà sử học kiêm kiến trúc sư Chen Jingyuan lại tin rằng Nữ hoàng Xuan (?), người qua đời trước Tần Thủy Hoàng 55 năm, mới chính là chủ sở hữu của những bức tượng này.
Các chiến binh của Nữ hoàng Xuan?
Trong cuốn sách mang tên Sự thật về các chiến binh đất nung, ông Chen đã nêu ra 63 chứng cứ để bảo vệ cho quan điểm của mình, chẳng hạn như: “Khoảng cách giữa các căn hầm chôn đội binh mã đất nung xa lăng mộ Tần Thủy Hoàng 1,5km. Có một điều kỳ lạ nữa là các đồ mai táng cũng cách xa khu lăng mộ”.
Nhà sử học này còn nói rằng nhiều chi tiết nơi các bức tượng như cách buộc tóc lệch một bên, màu sắc trang phục của những chiến binh và đặc điểm cấu trúc các cỗ xe ngựa cũng đang đặt ra sự nghi vấn. “Kiểu tóc, các đặc tính Trung Hoa xưa cổ được tìm thấy trên nhiều chiến binh và một số chứng cứ khác cho thấy chủ sở hữu các bức tượng này là Nữ hoàng Xuan”, ông Chen phân tích.
Đội quân đất nung - vẫn được cho là được cho là "đoàn tùy tùng" của Tần Thủy Hoàng
Theo ông, đó là kiểu tóc của người dân tộc thiểu số Chu, những thần dân cùng bộ tộc với Nữ hoàng Xuan. Ông Chen nhận thấy rằng, đội quân này được tô nhiều màu sắc, trái ngược với trang phục chỉ toàn màu đen của các chiến binh đời Tần. Hay những chi tiết nhỏ như bánh của các cỗ xe ngựa cho thấy chúng không giống như những chiến xa mà chỉ là phương tiện đi lại hàng ngày. “Vốn được xem như “Từ Hy Thái Hậu của thời xa xưa”, Nữ hoàng Xuan là một trong những phụ nữ quyền lực nhất lịch sử Trung Quốc. Ở triều đại của bà, vương quốc Tần vô cùng thịnh vượng và người phụ nữ này có đủ tài lực để thực hiện một dự án lớn như thế”, Chen giải thích.
Những ý kiến trái ngược
Tuy nhiên, những lý lẽ của ông Chen ít được đồng tình. Liu Zhancheng, trưởng nhóm khảo cổ chuyên tìm kiếm các tượng chiến binh đất nung, cho biết: “Có những minh chứng rõ ràng rằng chủ nhân của đội binh mã đất nung là Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Trước hết, căn hầm của các bức tượng nằm trong khu vực lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Thứ hai, các loại vũ khí được khắc tên Lã Bất Vi, thừa tướng đời Tần. Toàn bộ khu lăng mộ rộng 56,25km2 và hầm chiến binh nằm trong khu vực này. Hơn nữa, rất nhiều hầm chứa đồ mai táng đời Tần cũng có khoảng cách tương đối xa với lăng mộ. Chẳng hề có sự bất thường nào về địa điểm hầm chiến binh”. Về trang phục của các tượng chiến binh, ông Liu giải thích: “Trong đời Tần, đen là màu chủ đạo. Người thời đó thường mặc đồ đen trong những dịp lễ lớn, nhưng không phải lúc nào họ cũng nhất thiết phải mặc như vậy”.
Song ông Yuan Zhongyi, thành viên của nhóm khảo cổ đầu tiên khai quật căn hầm chiến binh đất nung hồi năm 1974 đồng thời là cựu Giám đốc Bảo tàng Chiến binh đất nung, lại nói: “Câu hỏi ai là chủ nhân thực sự của đội binh mã đất nung đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Kết luận các bức tượng này là đồ mai táng của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng do một nhóm học giả đưa ra và từ đó đến nay được chấp nhận rộng rãi”.
Với việc cuộc khai quật thứ ba tại hầm chiến binh số 1 được thực hiện từ hồi tháng 6 thì nguồn gốc của những bức tượng này và kết luận của ông Chen lại càng gây nên tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử. Theo ông Liu Jiusheng, giảng viên tại Đại học Thiểm Tây, việc coi đội binh mã đất nung là đồ mai táng đã đi trái với quan niệm của người Trung Quốc là muốn được an nghỉ ngàn đời. Theo quan điểm của ông, những bức tượng ở hầm số 1 biểu thị một khung cảnh đời thực của buổi lễ tôn vinh cuộc trường chinh thắng lợi do Tần Thủy Hoàng lãnh đạo.
Ông Zhao Shichap, Phó Chủ tịch Hội Sử học Tiền Tần, nhận định: “Việc tranh luận về nguồn gốc của đội binh mã đất nung là quan trọng. Việc mở rộng khai quật và nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ khiến cho nguồn gốc của những bức tượng này trở nên rõ ràng hơn”.
Cho dù thế nào đi nữa thì cuộc tranh luận của các học giả cũng chỉ khiến công chúng quan tâm hơn tới đội binh mã đất nung này. Mỗi năm các căn hầm đã khai quật ở Tây An thu hút hơn 3 triệu du khách. “Giá trị của đội binh mã đất nung là không thể phủ nhận, bất kể chúng ra đời vào thời điểm nào” - Jerry Zhang, một người say mê lịch sử ở Bắc Kinh, nói.
XSBP 19/4: Xổ số Bình Phước được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bình Phước. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHCM 19/4: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 19/4: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Dù được chơi trên sân nhà Pleiku và nhập cuộc chủ động, Hoàng Anh Gia Lai vẫn không thể giành điểm khi để thua 0-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trong trận đấu thuộc vòng 19 V-League 2024/25 diễn ra chiều 18/4.
Thất bại 0-1 ngay trên sân nhà trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không chỉ khiến HAGL nối dài chuỗi trận bất ổn, mà còn đẩy đội bóng phố Núi vào tình thế khó xử trong cuộc đua trụ hạng.
Sáng 18 tháng 4, người dân được chiêm ngưỡng máy bay thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc trên bầu trời Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên dưới, tại bến Bạch Đằng, đại bác cũng luyện tập từ sớm để chuẩn bị cho ngày đại lễ 50 năm thống nhất non sông.
XSMB 18/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 18/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã có trận đấu tập duy nhất trong nước, khép lại giai đoạn đầu tiên của quá trình chuẩn bị cho Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sẽ sang Nhật Bản tập huấn từ ngày 20/4, sau đó đến Trung Quốc dự vòng chung kết châu Á 2025.
Ban Chỉ đạo Trung ương các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong giai đoạn 2023-2025 tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trận cầu điên rồ tại tứ kết Europa League đã khép lại với chiến thắng cho MU. Một đêm bùng nổ tại Old Trafford, và người ta không thể không nhắc tới một cái tên - Casemiro.
Cuốn tiểu thuyết "Báu vật trời Nam – Bên kia thế giới" của nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư đã ra mắt độc giả, đánh dấu sự trở lại ấn tượng của một trong những cây bút nữ nổi bật của nền văn học Việt Nam đương đại.
"Yêu lắm Việt Nam"- Dự án kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số đặc biệt có ý nghĩa khi ra mắt trong dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, góp phần lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.
Sân khấu West End tráng lệ của London (Anh) bừng sáng với phiên bản nhạc kịch đầy mê hoặc của tiểu thuyết kinh điển The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) ra đời năm 1925 từ ngòi bút F. Scott Fitzgerald.