25/07/2020 07:33 GMT+7
(Thethaovanhoa.vn) - Sáng ngày 17/7, một người khách lạ bước vào phòng làm việc của tôi.
Người anh nhỏ bé, khắc khổ, đầu cắt trọc. Anh mang theo một cái túi vải căng phồng và một chiếc ca-táp, loại ca-táp mà một thời các ông có tí bỉ chức lúc nào cũng mang theo cho dù trong đó chỉ đựng cái khăn mặt cũ.
Nhưng cái ca-táp của anh đựng toàn bản thảo. Anh vốn là giám đốc một công ty xây dựng nhỏ ở Nam Định. Công ty phá sản và gia đình anh cũng tan vỡ. Anh hầu như rơi vào tuyệt vọng. Cuối cùng anh đã tìm được lối thoát đưa anh ra khỏi nỗi tuyệt vọng. Đó là thơ ca. Anh nói với tôi nếu không viết anh đã kết thúc cuộc sống của mình. Anh tên là Nam.
Trước đó, anh Nam đã đến gặp Tổng biên tập báo Văn Nghệ, nhưng Tổng biên tập báo Văn Nghệ nói cứ mang đến cho ông Nguyễn Quang Thiều.
Sau khi gửi một tập bản thảo thơ nhờ tôi đọc, anh xách túi và ca-táp ra đi. Tôi hỏi anh có gì cần tôi giúp không. Anh nói chỉ cần đọc giúp thơ anh một cách kỹ lưỡng mà thôi.
Cho dù thế nào tôi cũng cám ơn Tổng biên tập báo Văn Nghệ. Vì như vậy mà tôi được biết thêm số phận, một kiếp người và hiểu thêm dù rất mơ hồ ý nghĩa của thơ ca (cái đẹp).
Và lúc này, tôi lại nhớ đến một câu nói của người làng Chùa của tôi: Thơ ca không làm ra lúa vàng gạo trắng nhưng làm ra giấc mơ cho người gieo trồng.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất