09/07/2013 14:37 GMT+7 | Phim
Thực tế, dự thảo này được đề ra cách đây đã…20 năm (1993) nhưng vẫn dang dở, và mới đây lần đầu nó được đưa ra bàn luận trước khi trình Chính phủ và lập tức “gieo rắc” nhiều nỗi băn khoăn…
Sản xuất phim: Nhìn người ngẫm ta
Theo số liệu thông kê trên nhiều mạng internet thì năm 2010, phim điện ảnh sản xuất nội địa của Thái Lan phát hành được 14 bộ, sản xuất hơn 20 bộ. Campuchia và Malaysia cùng phát hành 12 bộ, sản xuất được khoảng 15 bộ. Indonesia phát hành khoảng 80 bộ, số phim độc lập và thể nghiệm gần 300 bộ. Từ năm 2000 đến 2010, bình quân mỗi năm Philippines phát hành được khoảng 20 bộ; từ 2010 đến nay, trung bình khoảng 35 bộ, riêng năm 2012 là 54 bộ, năm 2013 đã phát hành 22 bộ. Một nước nhỏ như Myanmar thì 2010 cũng phát hành được 13 phim, sản xuất gần 20 phim; đặc biệt từ năm 2000 đến nay, tính bình quân, mỗi năm họ sản xuất được khoảng 10 phim. Trong khi ấy, theo thống kê của Wikipedia, từ năm 2000 đến nay, số lượng phim điện ảnh Việt Nam phát hành hàng năm vẫn quanh quẩn ở con số 10 phim, chưa có năm nào phát hành quá 17 phim nội địa!
|
Cũng cần nói thêm, những năm gần đầy, tại LHP Cannes danh giá hàng đầu thế giới, điện ảnh Đông Nam Á đã có tiếng nói đáng chú ý. Tại Cannes 2013 vừa qua, Campuchia có bộ phim L’Image Manquante tranh giải và đoạt giải thưởng ở hạng mục Un Certain Regard (Góc nhìn độc đáo), dành cho phim thể nghiệm. Philippines cũng góp mặt với hai bộ phim là Death March và Norte, The End Of History. Còn Singapore đoạt giải Phim truyện đầu tay xuất sắc. Còn điện ảnh Thái Lan thì đã từng gây chấn động với Cành cọ Vàng LHP Cannes 2010 cho bộ phim Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul.
Phim Việt cũng thấp thoáng ở LHP Cannes hay Venice nhưng quá ít ỏi và chỉ tham gia tranh giải ở những hạng mục nhỏ. Như Bi, đừng sợ! đoạt 2 giải tại Cannes 2010 hay Chơi vơi từng đoạt giải ở Venice 2009 nhưng đều là hạng mục nhỏ dành cho các nhà phê bình phim. Nói gì thì nói, vắng mặt trong các cuộc chơi lớn như LHP Cannes, Oscar, Venice…, điện ảnh nội địa khó mà khởi sắc thực sự.
Phim L'lmaga Manquante của Campuchia đoạt giải thưởng phim thể nghiệm tại LHP Cannes 2013
Thị trường điện ảnh: Hàng ngoại chủ yếuMới đây thông tin Việt Nam được tờ Hollywood Reporter xếp một trong 13 thị trường chiếu bóng tăng trưởng “nóng” nhất thế giới, khiến không ít fan trong nước nở to hai lỗ mũi. Năm 2000, doanh thu bán vé tại thị trường Việt Nam là 2 triệu USD, năm 2008 là 7 triệu USD, đến năm 2012 đã là 43 triệu USD.
Thế nhưng, có thể thấy phần đóng góp từ doanh thu của phim Việt không được bao nhiêu, một phần bởi số lượng phim Việt ra rạp quá ít so với phim ngoại. Năm 2011 là năm kỷ lục phim Việt ra rạp, với tổng cộng 17 phim các loại (trong đó có 2 “quả bom phòng vé” là Cô dâu đại chiến và Long Ruồi), không là gì so với 106 phim ngoại nhập với vô vàn “bom tấn Hollwood”. Theo thống kê của Cục Điện ảnh: tỷ lệ phim Việt so với phim nước ngoài là 13,38%. Tại hệ thống rạp do Nhà nước quản lý, số buổi chiếu phim Việt chiếm 31,6%, tại hệ thống rạp do tư nhân quản lý là 34%. Gần 70% lượng khán giả lựa chọn phim nước ngoài để xem.
Cũng giống như châu Âu và nhiều thị trường điện ảnh phát triển khác, phim nước ngoài (mà cụ thể là Hollywood) đang chiếm ưu thế về doanh thu. Điều này có chi phối đến thói quen xem phim và sức sáng tạo của người làm phim nội địa không? Rõ ràng là có, thậm chí trong vài trường hợp, làm tê liệt sức sáng tạo.
Chưa nói đến việc con số 43 triệu USD như vừa đề cập chẳng có nhiều ý nghĩa nếu ta biết rằng Pee Mak Phrakanong (tựa Việt: Tình người duyên ma) có doanh thu nội địa tại Thái Lan đã gần 35 triệu USD. Nếu Việt Nam có được vài phim doanh thu trên 5 triệu USD thì bài toán đầu tư mới được giải quyết một phần, chứ không chỉ loanh quanh ở mức vài trăm ngàn cho đến nửa triệu USD như hiện nay.
Với “đà giậm nhảy” như vậy, việc tiến lên hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á của điện ảnh Việt Nam đến năm 2020 quả là đầy khó khăn. Mà từ đây tới đó chỉ còn 7 năm - một quãng đường không đủ xa để ngẫm ngợi!
Đạo diễn Lê Hoàng: Chúng tôi già hết rồi, nên cần cấp tập tìm thế hệ kế cận, thiếu người làm được việc thì đừng nói chuyện xa xôi. Đạo diễn này đề nghị cử người đi học ngay bây giờ, không có nhiều tiền qua Mỹ thì qua Nga, mỗi năm học phí chừng 10 ngàn USD, mỗi năm đi 10 người, chỉ tốn khoảng 2 tỷ đồng, 7 năm sau (2020) thì chúng ta mới có người làm việc! |
VĂN BẢY
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất