Đến nay, thế giới đã có hơn 513,39 triệu ca mắc Covid-19, hơn 6,26 triệu ca tử vong

01/05/2022 22:16 GMT+7 | Tin tức 24h

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30, thế giới đã ghi nhận hơn 513,39 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,26 triệu ca tử vong. Hơn 467,41 triệu người đã bình phục, song vẫn còn khoảng 41.000 người đang phải điều trị tích cực.    

Đến nay, châu Á đã có hơn 147,6 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 1,4 triệu ca tử vong

Đến nay, châu Á đã có hơn 147,6 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 1,4 triệu ca tử vong

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 28/4, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 511.672.523 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.254.294 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hơn 191,1 ca mắc và 1,8 triệu ca tử vong. Tiếp đến là châu Á với hơn 148 triệu ca mắc và hơn 1,4 triệu ca tử vong. Tuy có số ca tử vong tương đương châu Á, nhưng tổng số ca mắc tại khu vực Bắc Mỹ hiện là hơn 98,3 triệu ca. Các con số này ở Nam Mỹ lần lượt là hơn 56,8 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong. Châu Phi hiện có 11,9 triệu ca mắc và 253.795 ca tử vong.    

Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất thế giới. Số ca mắc tại Mỹ hiện là hơn 83 triệu ca, gấp đôi so với 43 triệu ca ở Ấn Độ. Con số này ở Brazil là hơn 30,4 triệu ca. Xét về số ca tử vong, sau Mỹ (hơn 1 triệu ca) là Brazil với 663.551 ca và Ấn Độ là 523.842 ca. 6 trong số các nước còn lại trong top 10 là các nước ở châu Âu như Pháp (hơn 28 triệu ca mắc), Đức (hơn 24 triệu ca), Anh (hơn 22 triệu ca), Nga, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ đều đã hơn 15 triệu ca mắc. Ngoài Ấn Độ thì Hàn Quốc là nước châu Á duy nhất trong 10 nước bị ảnh hưởng nhất thế giới.    

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc ngày 9/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Hàng loạt quốc gia đã chọn ngày 1/5/2022 là thời điểm bắt đầu áp dụng các quy định nới lỏng hoặc dỡ bỏ hạn chế phòng dịch COVID-19, dấu hiệu rõ ràng cho thấy thế giới đã đạt được bước tiến đáng kể trong cuộc chiến với virus SARS-CoV-2 để đưa cuộc sống trở lại bình thường.    

Tại châu Âu, từ ngày 1/5, Bulgaria dỡ bỏ tất cả các hạn chế nhập cảnh đối với du khách quốc tế. Đức ngừng áp dụng quy định kiểm dịch bắt buộc đối với những người mắc COVID-19.    

Ở phía Tây bán cầu, Chile mở cửa trở lại tất cả các đường biên giới trên bộ từ ngày 1/5. Ngày đầu tiên của tháng 5 cũng đánh dấu việc Kuwait dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp phòng dịch COVID-19, đeo khẩu trang không còn là yêu cầu bắt buộc cả ở trong nhà lẫn ngoài trời, tất cả người nhập cảnh, không phân biệt tình trạng tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng không bắt buộc phải làm xét nghiệm PCR.    

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Trong ngày 1/5, Hàn Quốc thông báo đã ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở dưới ngưỡng 40.000 ca, đánh dấu đà giảm đều từ đầu tháng 4, cho phép chính phủ cân nhắc dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc khi ra đường. Theo Cơ quan phòng và kiểm soát dịch bệnh (KDCA) thông báo 37.771 ca mắc mới, trong đó 30 ca nhập cảnh. Con số này thấp hơn đáng kể so với 43.286 của ngày 30/4 và 50.568 trong ngày 29/4 và là số thấp nhất theo ngày trong 12 tuần qua. Trước thực tế này, Hàn Quốc dự kiến dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang từ ngày 2/5, trừ những sự kiện có trên 50 người tham gia. Đây là động thái mới nhất nhằm đưa quốc gia Đông Bắc Á trở lại cuộc sống bình thường như trước khi đại dịch bùng phát.    

Tại New Zealand, ca đầu tiên nhiễm biến thể BA.4 của Omicron đã được ghi nhận ở một người vừa nhập cảnh. Bên cạnh đó, nước này cũng ghi nhận 2 ca đầu tiên nhiễm các biến thể dòng phụ BA.2.12.1 và BA 2.12.2 của Omicron là hai người nhập cảnh nước này trong tháng 4. Theo một nghiên cứu mới đây, 2 dòng phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron có khả năng tránh được hệ miễn dịch tự nhiên có được sau khi mắc bệnh lẫn "rào chắn" được tạo ra từ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.    

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Từ ngày 1/5, New Zealand đã quyết định thử nghiệm công nghệ xét nghiệm COVID-19 mới được cho là cho kết quả có độ chính xác cao trong một thời gian ngắn. Xét nghiệm mới này sử dụng công nghệ khuếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng lặp (LAMP), được cho là có thể kết hợp tốc độ nhanh chóng của xét nghiệm nhanh với độ chính xác cao của xét nghiệm PCR.

Xét nghiệm LAMP có chi phí thấp hơn xét nghiệm PCR và thuận tiện hơn, có thể tự thực hiện và cho kết quả trong vòng 30 phút, giúp giảm tối thiểu những trở ngại khi chào đón du khách nước ngoài và có thể được sử dụng ở những nơi nguy cơ dịch cao như bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi. Cuộc thử nghiệm trên được triển khai trùng với thời điểm những du khách đầu tiên từ các quốc gia được miễn thị thực có thể trở lại Zealand từ ngày 1/5.    

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 22/3/2022. Ảnh: IRNA/TTXVN

Tại châu Âu, Bộ Y tế Litva thông báo kết thúc "tình trạng nghiêm trọng" liên quan đến đại dịch COVID-19, đồng thời thay đổi chiến lược quản lý đại dịch. Quyết định trên được đưa ra sau khi nước này chứng kiến số ca nhiễm mới và nhập viện giảm đều.

Litva cũng đã đạt tỷ lệ miễn dịch 80%. Cụ thể, từ ngày 1/5, đeo khẩu trang sẽ chỉ mang tính khuyến cáo đối với mọi cơ sở trong phòng kín. Bên cạnh đó, quy định tự cách ly cũng không còn là bắt buộc ngay cả đối với người mắc COVID-19. Các bác sĩ gia đình sẽ quyết định thời gian được nghỉ ốm của bệnh nhân dựa trên tình trạng sức khỏe của họ.    

Trong khi đó, Cơ quan hàng không dân dụng Hy Lạp thông báo dỡ bỏ các biện pháp hạn chế với các chuyến bay nội địa và quốc tế, trước khi bắt đầu mùa du lịch Hè được kỳ vọng sẽ vực dậy doanh thu sau đại dịch COVID-19. 

Từ ngày 1/5, hành khách và phi hành đoàn sẽ chỉ cần đeo khẩu trang thay vì phải trình chứng nhận tiêm vaccine  ngừa COVID-19 hoặc có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Hy Lạp hy vọng lượng lớn du khách trong năm nay. Giới chức nước này dự báo doanh thu đạt 80% so với mức của năm 2019, vốn là năm đạt doanh thu cao kỷ lục trước khi bùng phát dịch COVID-19.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm