(TT&VH Cuối tuần) - Trong ê-kíp đoàn làm phim ĐTTTL, bên cạnh tổng đạo diễn và một đạo diễn là người Trung Quốc, có duy nhất một đạo diễn Việt Nam: Tạ Huy Cường, một cái tên còn khá lạ trong làng điện ảnh. Tốt nghiệp ĐH Sân khấu & Điện ảnh năm 2001, đứng tên đạo diễn một số gameshow truyền hình, giờ đây tác phẩm lớn đầu tiên Cường ở vị trí đồng đạo diễn đang đối mặt với phản ứng dữ dội từ dư luận.
* Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao một đạo diễn trẻ chỉ mới được biết đến qua một số games truyền hình, lại được mời đạo diễn một dự án phim lớn và quan trọng như ĐTTTL...
- Tôi và anh Trịnh Văn Sơn (giám đốc công ty Trường Thành, nhà sản xuất kiêm tác giả kịch bản của phim - PV) có ước mơ là sẽ thực hiện một bộ phim lịch sử mà phim đầu tiên sẽ là về Lý Thái Tổ, nhen nhóm việc làm phim từ những năm 2004, 2005 nhưng khi biết nhà nước sẽ làm phim về Thái Tổ - Lý Công Uẩn thì chúng tôi đành gác lại. Cho đến tháng 3/2009, khi biết UBND TP Hà Nội quyết định không làm bộ phim này nữa thì anh em chúng tôi quyết định thực hiện ước mơ của mình, đặc biệt là anh Sơn, rất tâm huyết để làm bằng được bộ phim về vị vua đầu tiên triều Lý của chúng ta, và thế là anh Sơn chắp bút hình thành kịch bản mặc dù anh ấy là người ngoại đạo của làng nghệ thuật thứ bảy.
Đạo diễn Tạ Huy Cường chỉ đạo diễn xuất trong Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long
* Trong phim ĐTTTL, nhiệm vụ của anh là gì bên cạnh hai đạo diễn Trung Quốc?
- Về câu chuyện lịch sử thì chúng ta khác nhiều so với Trung Quốc nên từ cách đi, đứng, ăn, nói, nghi thức và văn hóa của con người cũng khác nhau. Hầu hết diễn viên trong phim còn trẻ, chưa làm phim cổ trang bao giờ, do vậy trước khi bấm máy, công việc của tôi là tập diễn xuất cho họ, cùng họ phân tích kịch bản thật chi tiết để hiểu hơn về nhân vật cũng như toàn cảnh câu chuyện. Có lúc chúng tôi phải chia làm hai đoàn làm phim, tôi một đoàn còn đạo diễn Cận Đức Mậu một đoàn. Còn lại khi quay chung, trên trường quay tôi vẫn phải chú ý đến diễn xuất của diễn viên vì đạo diễn Cận Đức Mậu không hiểu tiếng Việt. Có những lúc kịch bản viết như vậy, nhưng tại trường quay đạo diễn muốn phát triển thêm một chút hoặc đổi lời thoại, khi ấy chúng tôi cùng bàn bạc để đi đến thống nhất, điều quan trọng là ai cũng mong muốn bộ phim hay hơn, hấp dẫn hơn.
* Anh từng khẳng định đây là bộ phim “cổ trang Việt đúng nghĩa, từ diễn viên đến trang phục, bối cảnh, cách thể hiện cũng như nội dung câu chuyện lịch sử” thế nhưng sau đó bộ phim lại bị tạm hoãn chiếu để sửa chữa lại chủ yếu là bối cảnh và phục trang trong phim do “Trung Quốc hóa”...
- Nói đến việc này thì đúng là không bao giờ hết, hiện tại tôi thấy số đông đang nhìn một phía, do chưa xem phim. Không phải phim bị hoãn chiếu, mà Hội đồng duyệt phim quốc gia yêu cầu chúng tôi sửa một số chỗ dễ gây cho khán giả nhầm lẫn với những phim của Trung Quốc đã phát sóng ở Việt Nam. Chúng tôi đã sửa xong và nộp lên, hiện tại đang chờ Hội đồng xem lại và quyết định. Vì sao giống Trung Quốc? Trang phục do TS Đoàn Thị Tình nghiên cứu và thiết kế dựa trên những gì lịch sử để lại, nếu đem ra so sánh với bất kỳ bộ trang phục nào mà phim Trung Quốc đã phát sóng thì sẽ thấy rất khác, điều này TS Tình cũng trả lời nhiều rồi. TS Tình là người duy nhất nghiên cứu về trang phục thời kỳ đó, vậy chúng tôi sẽ phải nhờ ai thiết kế đây? Trước đây TS Tĩnh cũng là người thiết kế trang phục cho phim Thái Tổ - Lý Công Uẩn mà sau này bộ phim không thực hiện nữa, và TS Tình cũng là người thiết kế trang phục cho phim Thái sư Trần Thủ Độ, nếu mọi người đưa vấn đề này ra bàn giống hay không giống Trung Quốc thì không biết là chúng tôi phải giải thích thế nào. Trong phim, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa các họa tiết, hoa văn đặc trưng của Việt Nam vào như rồng, vân mây, màu sắc, voi, các loại đèn, bản đồ, bức rèm trên tường, bình phong, cờ... và đặc biệt là nghi thức triều đình, động tác tay, chân khi gặp người cấp trên, ngang hàng mình hoặc cấp dưới, những vấn đề này chúng tôi nghiên cứu rất kỹ. Còn về văn hóa nói chung thì chúng ta khó có thể giữ được nét văn hóa Việt 100%... Tuy nhiên tôi vẫn khẳng định rằng, đây là một câu chuyện lịch sử của Việt Nam, hầu hết các nhân vật lịch sử có thật, diễn viên chính và thứ chính là người Việt Nam, trang phục do người Việt thiết kế, bối cảnh đã được Việt hóa bằng cách đưa màu sắc, họa tiết, hoa văn Việt Nam vào, hầu hết đạo cụ là được làm mới theo bản thiết kế của người Việt (họa sĩ Phan Cẩm Thượng cố vấn). Mọi người xem xong phim hãy cho chúng tôi ý kiến để chúng tôi đúc rút kinh nghiệm cho những bộ phim sau này.
Hiện phim đã sửa xong theo yêu cầu của Hội đồng duyệt, còn sửa thế nào thì tôi khẳng định là không ảnh hưởng đến nội dung phim cũng như các tuyến nhân vật, không ảnh hưởng đến thời lượng của phim, và tôi vẫn khẳng định rằng, chúng tôi sẽ lấy được nước mắt khán giả, nụ cười của khán giả và tinh thần của khán giả khi xem phim với các tình tiết của phim, cứ 3 phút sẽ có một cao trào nhỏ, 5 phút sẽ có một cao trào lớn và đến 7 hoặc 10 phút sẽ có một bất ngờ, và sẽ có khán giả phải xem bằng tay, hoặc chân với những pha đánh nhau trong phim... Tôi tin rằng, sau khi xem xong 19 tập phim này, mọi người sẽ thấy toàn cảnh của phim như thế nào, sẽ có ý kiến đúng đắn hơn và chân thực hơn.
Những tài năng trẻ xuất sắc nhất hành tinh sẽ tranh tài để giành vinh quang tại FIFA U17 World Cup 2025. Đức là đương kim vô địch khi đã đăng quang đầy kịch tính vào năm 2023.
Trước trận đấu sinh tử với U17 UAE tại vòng chung kết U17 châu Á 2025 – cũng là vòng loại U17 World Cup, đội tuyển U17 Việt Nam đã cho thấy tinh thần chiến đấu rực cháy.
Chiều ngày 10/4, CLB Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức công bố bản hợp đồng mới mang tên Chaloongphum Phong, ngôi sao mang hai dòng máu Thái Lan – Việt Nam.
“Nữ thần cầu lông” 27 tuổi người Nhật Bản Chiharu Shida, gần đây đã công khai lên tiếng về vấn nạn xâm phạm đời tư của người hâm mộ, điều mà nhiều nữ vận động viên đang phải đối mặt.
Vận động viên Hoàng Thị Thùy Giang, đại diện ưu tú của thể thao Đồng Nai, đã thi đấu vô cùng ấn tượng tại Giải vô địch kickboxing thế giới 2025 diễn ra tại Thái Lan từ ngày 7 đến 12-4 và giành 2 HCV danh giá.
Ngày 10/4, Công an thành phố Cần Thơ cho biết đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Thanh Tùng (sinh năm 1988, sống lang thang, không nơi ở cố định) để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi dùng hung khí gây thương tích.
"Hẹn ước Bắc Nam" là chương trình kỷ niệm cấp quốc gia nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), do Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, TP Hà Nội chỉ đạo Trung tâm PT-TH Quân đội thực hiện.
Chiều 10/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nhiệm vụ, giải pháp điều hành phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Trận giao hữu lượt về giữa đội tuyển futsal Việt Nam và Ả rập Xê út tối 10/4 đã diễn ra vô cùng hấp dẫn và và kết thúc với chiến thắng 3-2 cho thầy trò HLV Diego Giustozzi
MV mới Lời trái tim Việt Nam của Hoàng Bách - dự kiến ra mắt vào ngày 11/04 - hứa hẹn mang đến những cảm xúc sâu lắng về tình yêu Tổ quốc, đánh dấu một cột mốc mới trong sự nghiệp âm nhạc của anh.
XSVL 11/4: Xổ số Vĩnh Long được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Vĩnh Long quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Sáu hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSBD 11/4: Xổ số Bình Dương được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bình Dương quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Sáu hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An vừa đón nhận tin không vui khi ngoại binh chủ lực Lianet García Anglada (Cuba) chắc chắn không thể tham dự Cúp các CLB nữ châu Á 2025. Đây là tổn thất lớn đối với đội bóng khi giải đấu quan trọng này đang đến gần, dự kiến khởi tranh vào cuối tháng 4 tại Thái Lan.
VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá U17 Việt Nam vs U17 UAE (22h00, 10/4) - Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giao hữu giữa U17 Việt Nam vs U17 UAE.