Đấu giá ấn vàng thời Minh Mạng với khởi điểm hơn 72 tỷ đồng

21/10/2022 16:40 GMT+7 | Văn hoá

Vào lúc 11h ngày 31/10 tới đây (giờ Paris), nhà đấu giá Millon sẽ mở phiên đấu đặc biệt có tên Spécialité grandes civilisations - Vente arts du Vietnam, với 330 lô hàng, dự kiến đấu đến chiều. Trong này ấn vàng Kim bảo tỷ (金寶璽) của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841), có giá ước định từ 2.000.000 đến 3.000.000 EURO, tương đương hơn 72,5 tỷ đồng.

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Người tham gia đấu giá sẽ quyết định giá trúng đấu giá của biển số

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Người tham gia đấu giá sẽ quyết định giá trúng đấu giá của biển số

Sáng 21/10, Quốc hội nghe các tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.

Giới đấu giá cổ vật cho rằng ấn vàng này có thể đấu giá lên đến 6.000.000 EURO, vì ngoài giới sưu tập người Việt Nam, thì Trung Quốc, Nhật Bản, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore… cũng rất quan tâm. Đặc biệt là Đài Loan (Trung Quốc), họ có vài bảo tàng chuyên về hiện vật cung đình, lại có tiềm lực tài chính dồi dào.

Chú thích ảnh
Ấn vàng "Kim bảo tỷ" (金寶璽) của Hoàng đế Minh Mạng

Ấn vàng Kim bảo tỷ cao 10,4 cm, gần như vuông (13,8 cm x 13,7 cm), nặng 10,78 kg, vàng rồng (tương đương 24k, hoặc 9999 ngày nay).

Chú thích ảnh
Mặt chính
Chú thích ảnh
Hai câu khắc

Dòng chữ bên phải: 明命肆年貳月初肆日吉時 鑄造 (Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo). Tạm dịch: Đúc vào giờ tốt, ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4.

Dòng chữ bên trái: 拾成黃金重貳佰捌拾兩玖錢貳分 (Thập thành hoàng kim trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân). Tạm dịch: Làm bằng vàng, nặng 280 lạng, 9 chỉ, 2 phân.

 

Chú thích ảnh
Mặt dưới

Mặt dưới của ấn khắc: 皇帝之寶 (Hoàng đế chi bảo). Tạm dịch: Báu vật của hoàng đế.

Xuất xứ của Kim bảo tỷ được nhà Millon (ra đời từ năm 1928) ghi như sau: Hoàng đế Minh Mạng, triều Nguyễn (1791-1841); Hoàng gia triều Nguyễn (theo dòng dõi); Tài sản của Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (1913 - 1997); Hoàng đế An Nam và nguyên Quốc trưởng Việt Nam; Được thừa kế theo di chúc cho Công chúa Vĩnh Thụy (1946-2021) năm 1997 và sau đó được giữ bởi con cháu trong gia đình.

Nhiều người mong báu vật này sẽ sớm hồi cố hương, dù biết rất khó, nhưng cũng đành hy vọng vậy.

Văn Bảy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm