14/08/2013 10:15 GMT+7 | Giáo dục
(Thethaovanhoa.vn) - Trong những năm qua, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có nhiều chính sách cải cách nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi đó siết chặt chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Kết quả là chỉ tiêu tuyển sinh của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp (ĐH, CĐ, TC) đều giảm khoảng 20-30%.
Thế nhưng đối với trường Trung cấp Xây dựng miền Trung thì chỉ tiêu tuyển sinh năm nay còn cao hơn những năm trước. Thể thao & Văn hóa đã có cuộc trò chuyện với thầy Trần Duy Thọ - Hiệu trưởng nhà trường.
Trường Trung cấp Xây dựng miền Trung là địa chỉ uy tín để các cơ sở giáo dục khác gửi học sinh, sinh viên về đào tạo kỹ năng thực hành.
* Đây là giai đoạn nước rút cho cuộc đua tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ, TC trên cả nước. Vậy đến thời điểm này số lượng hồ sơ xin nhập học đã gần đủ chỉ tiêu tuyển sinh chưa, thưa thầy?
- Trường Trung cấp Xây dựng miền Trung tiền thân là Trường Trung học Xây dựng số 5 - Bộ Xây dựng, được thành lập vào ngày 14/02/1976. Nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ xây dựng cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Ngày 12/12/1986, Trường Công nhân kỹ thuật Xây dựng - Công ty Xây dựng số 7 sát nhập với Trường Trung học xây dựng số 5 - Bộ Xây dựng, và đến ngày 22/7/2011 đổi tên thành Trường Trung cấp Xây dựng miền Trung như hiện nay.
Trường Trung cấp Xây dựng miền Trung đào tạo theo đơn đặt hàng của Bộ Xây dựng nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc siết chỉ tiêu tuyển sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hàng năm, Bộ Xây dựng vẫn giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường từ 500-550 học viên. Ngoài ra, trường còn tuyển thêm khoảng 150-200 học viên nữa. Như vậy mỗi năm có khoảng 700 học sinh vào trường.
Cụ thể, chương trình tuyển sinh năm nay như sau: trung cấp nghề là 550 còn trung cấp chuyên nghiệp khoảng 400.
* Với việc đào tạo theo đơn đặt hàng của Bộ Xây dựng, các học viên của trường có mang tâm lý ỷ lại hay không, bởi họ không phải lo việc làm sau khi tốt nghiệp?
- Trường đào tạo theo đơn đặt hàng của Bộ Xây dựng không đồng nghĩa với việc chất lượng lao động yếu kém. Bởi ai cũng biết thị trường lao động bây giờ rất công bằng, người nào làm được việc thì mới được tuyển, nhất là với ngành xây dựng công trình, không có tay nghề thì không thể làm được.
TP Đà Nẵng trong 10 năm trở lại đây phát triển rất nhanh về cơ sở hạ tầng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu về chất lượng đội ngũ công nhân xây dựng phải cao. Trong bối cảnh đó, Trường Trung cấp Xây dựng miền Trung luôn lấy chất lượng đào tạo làm mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Giờ học của học viên trường luôn chú trọng thực hành. Chất lượng của các giờ học thực hành này được khẳng định bằng việc hàng năm, có nhiều trường trên địa bàn thành phố gửi học sinh lên Trung cấp Xây dựng miền Trung để đào tạo kỹ năng thực hành. Trong hội thi tay nghề giỏi của Bộ Xây dựng năm 2012, học viên của trường đã vinh dự dành 2 giải ba. Học viên của chúng tôi khi ra trường có thể đọc được bản vẽ, biết được kết cấu, thực hành tay nghề được vì chương trình đào tạo có nhiều giờ thực hành hơn quy định của Bộ.
* Mục tiêu, định hướng phát triển sắp tới của trường như thế nào, thưa thầy?
- Trường chỉ đào tạo theo năng lực mà mình có, chứ không đào tạo lan tràn, ồ ạt, để luôn đảm bảo chất lượng đầu ra cho học viên. Hiện nay, khối Trung cấp chuyên nghiệp của trường có 8 ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Cấp thoát nước; Kế toán doanh nghiệp; Tin học ứng dụng; Xây dựng cầu đường; Điện công nghiệp và dân dụng; Quản lý doanh nghiệp và Marketing. Khối Trung cấp nghề có 7 ngành gồm: Cốt, thép hàn; Cấp, thoát nước; Kỹ thuật xây dựng; Hàn; Điện dân dụng; Điện công nghiệp; Mộc xây dựng và trang trí nội thất.
Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế hòa nhập quốc tế, lao động của chúng ta nên ra nước ngoài làm việc. Nhưng đặc điểm của lao động miền Trung so với 2 đầu đất nước là chưa có tâm thế sẵn sàng cho việc ra nước ngoài. Vì thế trong quá trình đào tạo, các giáo viên của chúng tôi phải làm thay đổi tâm lý này của các em. Một yếu tố quan trọng nữa là trình độ ngoại ngữ. Trung cấp Xây dựng miền Trung vẫn đào tạo ngoại ngữ theo khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nếu ra nước ngoài làm việc thì không thể đào tạo ngoại ngữ theo kiểu đại trà mà cần chuyên môn hóa, nghĩa là đơn đặt hàng của người ta cần gì thì mình đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu cái đó.
Trong thời gian tới, trường sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo nhân lực theo nhu cầu của các nhà tuyển dụng nhằm tiến tới việc đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội
* Cảm ơn thầy về cuộc trao đổi!
Thực hiện Đông Uyên
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất