15/08/2013 16:00 GMT+7 | Thế giới
"Trước năm 2006, tôi là người kỳ thị đồng tính. Nhắc lại điều này, tôi chân thành xin lỗi cộng đồng LGBT. Sau đó, nhờ theo học một khóa học của tổ chức PETA mà tôi hiểu thêm về họ. Trong khóa học đó, thậm chí tôi, với ngoại hình râu tóc như thế này, đã thử mặc áo lót phụ nữ để hiểu cảm giác của một người nam muốn là phụ nữ. Từ trước 2006 có rất ít tác phẩm sân khấu về người đồng tính, tại sao vậy? Vì chính nghệ sĩ chúng tôi cũng sợ bị tẩy chay".
Đạo diễn Bùi Như Lai phát biểu tại hội thảo Văn học - nghệ thuật về LGBT ở Hà Nội chiều 14/8. Ảnh Mi Ly
Vở kịch hình thể về đồng tính nữ từng tham gia cuộc thi Tài năng trẻ đạo diễn sân khấu toàn quốc 2013, là vở kịch hình thể dựa trên nghiên cứu về 40 người nữ yêu nữ của Viện iSEE.
Đạo diễn khoe bức ảnh chụp một buổi diễn có đến 500-700 sinh viên ở các trường đại học, rất đông so với các vở kịch thông thường ở miền Bắc. Ông kể: "Từ 2010 đến 2012, chúng tôi đều có những tour diễn xuyên Việt và đi qua nhiều trường đại học. Tôi có thể tự tin nói rằng, có đến 60-70% khán giả sinh viên sau khi xem kịch của chúng tôi đã khẳng định họ đã thay đổi suy nghĩ và sẽ không kỳ thị đồng tính nữa"."Qua các vở diễn của tôi, hình tượng người đồng tính hiện lên khác hẳn với hình ảnh bi kịch, đau khổ trước đó. Tôi không xây dựng một nhân vật đồng tính, tôi xây dựng một con người có tình yêu và cuộc sống như những con người khác. Nhiều sinh viên khi xem đã thán phục, họ hỏi "Sao các nhân vật có thể đẹp thế? Từ trước đến nay tôi tưởng họ là những kẻ quái gở, kinh khủng". Rất nhiều người khóc, nhiều người ân hận vì cũng như tôi, họ đã kỳ thị một cách thiếu hiểu biết".
Sau các buổi diễn, bao giờ đoàn kịch gồm cả đạo diễn và diễn viên cũng nán lại trò chuyện với khán giả sinh viên, chia sẻ những kiến thức mà họ đã được học về cộng đồng LGBT. Đạo diễn gọi đây là hình thức "truyền thông trực tiếp". Theo ông, đây là cách truyền thông hiệu quả nhất để giúp xã hội thay đổi nhận thức về LGBT.
"Các nghệ sĩ Việt Nam lâu nay chỉ quan tâm đến việc làm sao để nổi tiếng, làm sao để lên báo thật nhiều và có nhiều người nhận ra họ, ít ai như chúng tôi, quan tâm đến việc nghệ thuật tác động đến xã hội".
"Tại các trường đại học, các thầy cô sau khi xem kịch đã lên phát biểu, trong lời nói của họ có lẫn nhiều từ kỳ thị nhưng cũng không biết. Đó không phải là lỗi của họ, mà là lỗi của chúng tôi còn tuyên truyền được quá ít".
"Nhiều người hỏi tôi: ông làm nhiều kịch về đồng tính thế, ông có phải là gay không? Đó là một cách nhìn rất hời hợt. Đồng tính đối với nghệ sĩ cũng là một đề tài sáng tác như bao đề tài khác. Chẳng lẽ tôi dựng kịch về người bị HIV thì cũng hỏi tôi là ông có bị HIV không đấy? Giả sử một ngày, con tôi nhận ra nó là người đồng tính và muốn thừa nhận bản dạng giới, tôi có đủ sức mạnh để ủng hộ con".
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất