15/02/2023 14:43 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Áp lực trả nợ đôi khi khiến người ta luống cuống hơn tiếng chuông đồng hồ báo thức điểm. Một khi mất kiểm soát, bạn có có thể trở lại đúng đường.
Ngày nay người trẻ tranh thủ mọi chương trình khuyến mãi để tiết kiệm tiền, gọi đồ ăn nhưng phải áp nhiều tầng mã giảm giá, săn sale hàng đêm trên các sàn thương mại điện tử để được nhiều ưu đãi hơn... Tuy nhiên mỗi khi được trả lương, họ vẫn không đủ tiền để thanh toán thẻ tín dụng. Lương về nhưng chưa hết tháng đã bị tiêu hết.
Theo dữ liệu trong "Báo cáo tiêu dùng của giới trẻ" do Ngân hàng Tài chính tiêu dùng Trung Quốc và Dữ liệu thời đại công bố: "Trong số 175 triệu người sinh sau năm 1990 ở Trung Quốc thì chỉ có 13,4% trong số họ không mang nợ". Số liệu này cho thấy rằng cứ 100 người trẻ Trung Quốc thì có 86 người đang mang trên vai một món nợ và cần phải trả dần.
Ảnh: Internet
Câu hỏi được đặt ra là tại sao người trẻ ngày nay lại mang nợ nhiều đến như vậy? Có phải vì những người trẻ sinh ra sau năm 1990 đang phải đối mặt với nhiều sự kiện tiêu dùng như mua nhà, mua xe và kết hôn? Có phải vì thu nhập thấp ngay khi vừa mới ra trường, trong khi đó tiền thuê nhà, điện nước, chi phí cá nhân lại quá cao?
Có hay không song các khoản vay mua nhà, mua ô tô đều là nợ phải trả nhưng hầu hết mọi người đều vay với thời hạn dài nhất. Tính theo theo gian, giá trị của khoản nợ sẽ giảm. Đáng lẽ bạn được lợi nhưng vì vì tiêu xài quá mức nên bạn luôn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi đã quen với lối sống như vậy, bạn sẽ khó có thể trả hết được số tiền đã vay. Lúc này bạn rơi vào tình trạng vay chỗ này để trả chỗ kia.
Nguyên nhân của vấn đề này đến từ việc giới trẻ chưa biết cách quản lý tài chính, tiêu dùng không hợp lý nên dẫn đến nợ nần chồng chất. Với những người mang nợ, việc trả hết nợ giống như ‘vào bờ’ thành công giữa muôn trùng sóng gió. Để vào bờ, bạn có thể áp dụng 3 bước dưới đây.
Đừng chi tiêu một cách bốc đồng
Trước khi quyết định mua bất kỳ món hàng nào bạn nên xem xét hiệu quả chi phí và tính thực tế của món hàng đó đừng vì sự phù phiếm của những lời khen ngợi trong một khoảnh khắc. Ví dụ khi mua một món hàng nó đó, hãy đặt cho mình 3 câu hỏi sau:
- Tôi có thực sự cần nó không?
- Trong nhà có chỗ nào để cất nó không?
- Nếu tôi mua nó thì sẽ phục vụ được trong bao nhiêu lâu và có được sử dụng thường xuyên không?
Nếu bất kỳ đáp án của một trong những câu hỏi trên là không, ngay lập tức bạn nên từ bỏ món hàng đó.
Chỉ mua những thứ phù hợp
Sống tiết kiệm không có nghĩa là để chất lượng cuộc sống của bản thân xuống mức thấp. Ngược lại nếu có thể tiết kiệm trong mức có thể, lựa chọn món đồ phù hợp thì không những cuộc sống của bạn vẫn đủ đầy mà chi phí hàng tháng được cắt giảm đáng kể. Kết quả là bạn có thêm một khoản tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất.
2 điểm trên chủ yếu nhắc nhở mọi người học cách cắt bỏ những thứ không cần thiết để mỗi món hàng bạn mua đều được sử dụng tối đa. Tất nhiên chi phí sinh hoạt vì thế cũng được cắt giảm.
Ảnh: Internet
Sau khi bỏ được thói quen tiêu xài hoang phí, bạn cần học cách ghi chép tiêu dùng hàng ngày để có những tổng kết và so sánh hàng tháng.
Bước 1: Tập ghi chép chi tiêu
Ở thời điểm đầu có thể chưa quen song bạn hãy cố gắng ghi lại chi tiết những chi tiêu trong tháng. Kiên trì một tháng bạn sẽ dần hiểu rõ thói quen tiêu dùng của mình. Quản lý số dư tài khoản nghe có vẻ dễ nhưng đó là một việc làm vất vả và dễ quên. Bởi trong một ngày có rất nhiều chi phí nhỏ lẻ phải trả ngoài những chi phí cố định như tiền nhà, điện nước...
Nếu quá khó, bạn có thể thay đổi bằng cách đặt đồng hồ báo thức vào buổi tối. Mỗi khi có chuông kêu bạn biết rằng mình cần phải ngồi xuống để ghi lại những chi tiêu trong ngày. Hiện một số ứng dụng có thể cho phép bạn ghi chép chi tiết những khoản chi này. Đồng thời nó cũng cho bạn xem được những biến động chi tiêu theo từng ngày.
Bước 2: Thường xuyên tổng kết các khoản chi tiêu
Nếu chỉ ghi chép mà không có tổng kết thì đó cũng chỉ là những con số nằm ở trên giấy. Bạn cần đặt ra một khoảng thời gian cố định cho bản thân để tổng kết và xem xét lại mức chi tiêu của mình, có thể là 1 tuần hay 1 tháng. Từ đây bạn sẽ biết khoản chi nào không cần thiết để có thể kịp thời điều chỉnh.
Bước 3: Tự thưởng cho bản thân
Sau một tháng cố gắng ép bản thân chi tiêu với một khoản tiền nhất định, bạn có thể mua món quà nhỏ hay đồ ăn yêu thích để thưởng cho bản thân. Điều này sẽ khiến bạn có động lực để duy trì thói quen tiết kiệm.
Khi đã nắm được mức chi tiêu của bản thân, bạn cần phân phối thu nhập của mình vào các khoản, bắt buộc cần dành một khoản tiết kiệm để trả các khoản nợ.
Ảnh: Internet
Ngoài việc kiểm soát chi tiêu, thực hành thói quen tiết kiệm, bạn phải tìm cách gia tăng thu nhập. Bằng cách nâng cao kỹ năng bạn sẽ tự tin nâng mức lương hàng tháng.
Đầu tiên hãy chia thu nhập của bạn thành 3 phần, một là dành cho chi tiêu hàng ngày, một phần dành cho dự trữ cố định và phần còn lại để đầu tư vào bản thân. Việc đầu tư vào bản thân chính là cách biến mình thành người có giá trị. Từ đó bạn có thể nhanh chóng tạo thêm thu nhập cho bản thân.
Ví dụ sau khi đầu tư thời gian tiền bạc để học bằng lái ô tô, trong thời gian rảnh bạn có thể tranh thủ chạy taxi kiếm tiền. Nếu giỏi viết lách, bạn có thể tạo ra một nguồn thu nhập khác từ lương chính bằng việc nhận các công việc liên quan đến sáng tạo nội dung.
Hơn nữa những kỹ năng này là tài sản vĩnh viễn. Chỉ cần có thời gian, bạn có thể sử dụng nó để tăng thu nhập
Hơn nữa khi giá trị của bạn được nâng cao, việc tăng lương, thưởng và thăng chức là điều dễ dàng. Cũng là 8 tiếng đi làm xong đến cuối tháng mức lương của bạn nhận được sẽ cao hơn nhiều so với trước đây. Điều này giúp bạn có thêm tiền để trả bớt đi số nợ trước đó.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất