14/05/2015 05:30 GMT+7 | Đọc - Xem
- Mày đọc truyện này đi, khá lắm.
Nể Nguyên Bình, tôi đọc. Truyện ngắn ấy đã cuốn hút tôi. Đó là truyện Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Tôi lại đọc được từ ấy. Có lẽ tôi đọc được nhờ Nguyễn Huy Thiệp”.
Đọc đến đoạn đó, tôi có cảm giác “điếng” người. Chúng ta đều đã biết về số phận long đong của Bùi Ngọc Tấn, con người phải bấm chân xuống bùn mà bước. Sau khi chịu cái án văn chương, ông trở về sống cuộc sống vỉa hè đường phố bụi bặm mồ hôi vất vả và khó khăn cơ cực. Ông kể rằng, ông không đọc sách được từ dạo ấy nữa vì không tìm thấy trong sách những điều bổ ích. Có lẽ ông sợ con chữ, sợ cái án chữ nghĩa...
Đọc đoạn văn trên, ở trang 413 của cuốn sách, thuộc phần Một thời để mất, ta mới biết ông đã trở lại được với văn chương như thế nào sau 20 năm đứng ngoài dằn vặt vì nó. Nhờ thế mà ông có thể tiếp tục sống được như một CON NGƯỜI - một nhân cách cao quý, một nhà văn đầy trắc ẩn với cuộc đời - chứ không bị chôn vùi trong những ký ức đau buồn.
Và đoạn văn trên là một cuộc hội ngộ đẹp đẽ trên trang sách giữa hai con người chưa hề biết mặt nhau lúc đó, và sau này cũng không “chơi” với nhau, nhưng là hai nhà văn lớn, hai nhân cách lớn: Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Huy Thiệp. Đó là một chi tiết có giá trị văn học sử.
Tôi gọi điện cho nhà văn Nguyễn Huy Thiệp kể với ông chi tiết này, khoảng một vài tháng sau khi Bùi Ngọc Tấn qua đời. Tác giả Tướng về hưu nói rằng, ông chưa được đọc cuốn sách, chưa hề biết về chi tiết ấy và cũng chưa thấy ai kể với ông. Nguyễn Huy Thiệp nói rằng, Bùi Ngọc Tấn là thế hệ đàn anh, nên ông không có điều kiện tiếp xúc.
Tôi hứa sẽ mang cuốn sách tặng ông. Dù rất nổi tiếng, nhưng chắc rằng Nguyễn Huy Thiệp cũng không có nhiều dịp được một bậc “đàn anh” viết về văn chương của mình như một sự cứu rỗi như thế.
Nhưng có lẽ, tôi sẽ không tặng...
Bùi Ngọc Tấn đã mất. Khi ông mất, tôi không đọc được bài báo nào, viết về ông sâu sắc một chút hoặc chí ít cũng bằng một phần những gì chính ông từng viết về bạn bè, đồng nghiệp trong cuốn sách Viết về bè bạn (12 chân dung). Hoàn toàn không thấy.
Cái thời mà người ta có thể sống với nhau, chơi với nhau tri kỷ trong suốt cả cuộc đời, bất kể thăng trầm... dường như đã qua rồi. Cho nên, người ta không thể viết về nhau “đẹp hơn nước mắt” như ông. Bây giờ, ngay cả việc đọc chậm rãi về nhau thôi cũng đã là việc khó. Tôi tin chắc rằng, nếu ai từng đọc Viết cho bè bạn của Bùi Ngọc Tấn thì đã có thể viết kỹ càng về ông, bởi tuy “viết cho bè bạn” nhưng ông tự bộc lộ mình rõ nhất.
Vậy mà chẳng ai viết về ông hết.
Tôi quyết định giữ lại cuốn sách là vì thế.
Đông Kinh
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất