03/02/2023 15:07 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Hầu hết những món đồ mà cô gái này sáng tạo ra đều nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và hoàn toàn không thực tế. Nhưng, chẳng quan trọng, chỉ cần cô ấy thấy vui là được!
Marina Fujiwara là một blogger YouTube với 100.000 người theo dõi. Số lượt xem cao nhất của một video của cô lên tới 1,86 triệu.
"Cái mác" quen thuộc nhất mà cộng đồng mạng dành cho cô là "cô gái vô dụng nhất". Kể từ năm 2013, Marina đã phát minh ra hơn 280 món đồ, bao gồm "thảm đỏ di động", "thiết bị nâng ngực tự động", "khẩu trang trả đúng nguyên hình"… hầu hết những món đồ này đều nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta và hoàn toàn không thực tế.
1. Vô dụng, nhưng giải tỏa áp lực rất tốt
Ở tuổi 18, Marina Fujiwara muốn trở thành một diễn viên hài.
Vào thời điểm đó, ở Nhật Bản có những chương trình hài nổi tiếng như "Monday late show" "Kasou Taishou"… có ảnh hưởng đến cả một thế hệ thanh niên. Marina Fujiwara đã đăng ký một lớp đào tạo người làm giải trí, nhưng sớm nhận ra rằng với tính hướng nội của mình, cô sẽ lo lắng ngay cả khi đứng trên một sân khấu nhỏ. Vậy thì làm sao có thể trở thành một nghệ sĩ?
Sau khi tỉnh mộng, cô đã tìm một công ty để làm việc. Vẫn là do tính cách, cô thường bị phê bình vì không tham gia các hoạt động với đồng nghiệp, bản thân cô cũng chẳng thể nào bỏ ngoài tai không suy nghĩ tới những lời nói đó. Một lời nói dù chỉ là vô tình của ai đó cũng sẽ có thể như viên đá ném xuống mặt hồ phẳng lặng, làm dậy lên cơn sóng trong trái tim nhạy cảm của cô.
Cô trở nên cáu gắt vì nhiều chuyện, sếp giao việc không có tính toán, đột ngột bị yêu cầu làm thêm giờ, hàng xóm cãi vã lúc nửa đêm... Nhìn thấy các cặp đôi nắm tay nhau trên đường, cô cũng cảm thấy như mình đang bị xúc phạm.
Những người hướng nội không dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình và "trút bầu tâm sự quá mức" cũng không phải điều hay. Marina Fujiwara nhớ lại khoảng thời gian còn nhỏ, khi theo cha mẹ đến thăm một cửa hàng đồng giá, cô luôn thích ngắm nhìn những món đồ trang trí nhỏ trên kệ, những lúc như vậy, những cảm xúc khó chịu sẽ biến mất.
Chơi với những món đồ linh tinh có thể giúp phân tán sự chú ý, khiến cô không suy nghĩ quá nhiều. Phát minh đầu tiên của cô được gọi là "Máy rót nước tương tự động", bao gồm một thiết bị trượt đơn giản, khi quả bóng ở điểm cao nhất trượt xuống, sợi dây buộc vào nó sẽ kéo chai nước tương gần lại.
"Đi vài bước vào bếp để lấy chai nước tương cũng khó đến vậy sao?" Nhiều người cho rằng sáng tạo của cô thật vô bổ, nhưng nếu bạn đang ăn món sushi trước mặt mà phải đứng dậy đi lấy nước tương thì có lẽ bạn sẽ có thể hiểu được niềm vui của Marina lúc đó.
Marina Fujiwara cảm thấy được chữa lành nhờ những phát minh "không giống ai" của mình.
2. Từ "không giỏi" đến "không giỏi thì đã sao"
Ở Nhật Bản có một nhóm tên là "Maywa Denki", nghe có vẻ giống một ban nhạc rock, nhưng trên thực tế họ chơi nghệ thuật và cải tạo máy móc. Các tác phẩm của nhóm này, từ "Cá chép piano" đến "Nòng nọc điện tử", đều có chung một chủ đề là vô nghĩa và hài hước.
Marina Fujiwara đặc biệt thích một câu nói của Maywa Denki: "Lặng lẽ duy trì một suy nghĩ ngốc nghếch, đơn thuần, có lẽ chính là vũ khí duy nhất mà một người lớn có được để đối kháng lại với thực tế."
Từ lâu, Marina đã nhận ra được rằng gốc rễ của những cảm xúc tiêu cực của mình là sự lo lắng, có thể được tóm tắt bằng một cụm từ khá phổ biến trên Internet là "xung đột tinh thần", chẳng hạn, khi nhìn thấy những đồng nghiệp có tài hùng biện và được nhiều người yêu mến, cô sẽ tự trách mình rằng "tại sao mình lại cô đơn như vậy?".
Cô thậm chí không thể học được cách cười rạng rỡ khi chụp ảnh và thường thể hiện ra một biểu cảm mệt mỏi với thế giới, khiến người ta hiểu lầm rằng tâm trạng cô không tốt. Vì lý do này, cô đã phát minh ra "Máy hỗ trợ nụ cười", một công cụ chống cằm và giúp chủ nhân hếch môi lên khi cần thiết.
Bởi vì không thường xuyên nói chuyện với mọi người, giọng nói của cô càng ngày càng nhỏ đi, vì vậy cô phát minh ra "khẩu trang khuếch đại âm thanh", chỉ đơn giản là dán một bộ khuếch đại âm nhỏ ở bên ngoài khẩu trang.
Mặc dù những phát minh này khá là "vô nghĩa", nhưng với cô, nó là một hình thức giải tỏa: "Cách thể hiện bản thân của tôi hiện tại có thể giúp vứt bỏ những cảm xúc tiêu cực, từ đây, tôi đã làm hòa với chính mình".
Hòa giải, chính là đi từ "tôi không giỏi!" thành "tôi không giỏi thì đã sao!".
Con người vốn rất phức tạp, bạn càng cố tỏ ra bình thường, nội tâm sẽ càng cảm thấy có một khiếm khuyết gì đó, nhưng sau khi bạn hào phóng thừa nhận "Tôi là một kẻ lập dị", bạn ngược lại sẽ cảm thấy mình chẳng có gì sai cả.
Marina Fujiwara nhận thấy rằng mày mò "những thứ vô dụng" chính là quá trình đối diện với bản thân và buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. "Khi tôi phát hiện ra rằng mình có thể phản kích lại sếp và những người hàng xóm ồn ào theo một cách hài hước, tôi ngược lại dễ tha thứ cho họ hơn, và cuộc sống của tôi cũng trở nên dễ dàng hơn."
Sau này, lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích "Bạch Tuyết", cô phát minh ra "gương thần khen ngợi". Chiếc gương là một màn hình điện tử, với một phù thủy sống trong đó: "Mái tóc bóng mượt quá, thật ghen tị với bạn!", "Hôm nay bạn đổi kiểu trang điểm ư? Nó hợp với bạn quá!", "Hôm nay bạn thật dễ thương!"
Ở đầu kia của "chiếc gương thần", cô cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
Thay vì giận dữ một mình, chi bằng tích cực tạo ra hạnh phúc.
Sau khi xem tin tức về Marina Fujiwara, một cư dân mạng đã hỏi: "Tại sao tôi lại phải tốn thời gian để làm ra những món đồ vô dụng như vậy?"
Dưới phần bình luận, có người đáp lại như sau: "Nhưng quá trình tạo ra chúng lại rất vui mà!"
Trông thì có vẻ vô dụng, nhưng nó đem lại niềm vui, vậy là đủ! Xét cho cùng, giá trị cảm xúc của bản thân không nhất thiết phải gắn liền với giá trị xã hội.
Khi chúng ta nghĩ về việc làm sao để nó vui thay vì "chúng ta có thể học được gì khi chơi", đó mới là khi chúng ta học cách tận hưởng việc vui chơi - và rồi sau đó, thấy được bản thân giữa xã hội bộn bề này.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất