25/02/2023 21:41 GMT+7 | HighTech
Fenella Fox thường dán mắt vào màn hình điện thoại từ sáng đến tối. Tuy nhiên, nữ người mẫu xinh đẹp không hề biết rằng thói quen này sẽ khiến cô phải gắn bó với chiếc xe lăn trong thời gian dài.
Fenella Fox (29 tuổi, đến từ Anh) thường dán mắt vào màn hình điện thoại từ sáng đến tối. Là một ngôi sao mạng xã hội, công việc của cô phải dùng đến mạng xã hội tới 14 giờ mỗi ngày.
Fenella kể lại, thời gian trước đó, cô thường bị đau đầu và cổ, cơn đau đỡ hơn khi cô nằm xuống nghỉ ngơi. Sau khi cô chuyển tới Bồ Đào Nha, tình trạng này giảm đi. Nhưng cho tới tháng 11/2021, các cơn đau lại tiếp tục quay lại với mức độ tệ hơn.
Fenella Fox thường dán mắt vào màn hình điện thoại từ sáng đến tối. Công việc của cô thường phải dùng đến mạng xã hội tới 14 giờ mỗi ngày (Ảnh: Fenella Fox)
"Tôi không thể đi lại bình thường. Tôi thật sự cảm thấy không khỏe, choáng váng và quay cuồng. Tôi có thể hình dung, nhưng khó để diễn tả bằng lời", Fenella chia sẻ với Mirror.
Ban đầu, Fenella nghĩ rằng mình chỉ cần nghỉ ngơi hoặc có thể do bản thân đang nhiễm một bệnh truyền nhiễm nào đó, chẳng hạn COVID-19. Tuy nhiên, khi các triệu chứng bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn, ngôi sao mạng xã hội bay về Vương quốc Anh để được cha mẹ chăm sóc.
Kể lại về trải nghiệm kinh khủng khi căn bệnh bộc phát trên đường trở lại quê nhà, Fenella cho biết: "Tôi ổn khi bắt taxi đến sân bay, nhưng sau đó, tôi phải ngồi xe lăn. Tôi không thể tự đi lại cho đến khi gặp mẹ và lên ô tô về nhà".
Những ngày tiếp theo, Fenella nằm liệt giường và vật lộn để đi lại bình thường. Cô phải dựa vào xe lăn mà không thể tự di chuyển. Dẫu vậy, cô gái vẫn tiếp tục lướt điện thoại cả ngày mà không nhận ra đó chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề của mình.
"Nằm trên giường, tôi cứ lướt màn hình điện thoại từ khi trời sáng cho đến lúc tối mịt. Tôi không nhận thức được rằng điều đó khiến bản thân trở nên tồi tệ hơn", cô nói (Ảnh: Fenella Fox)
Tại Bồ Đào Nha, các bác sĩ chẩn đoán cô có vấn đề về thăng bằng sau khi thực hiện một số xét nghiệm. Tuy nhiên, họ không tìm được nguyên nhân thật sự dẫn tới tình trạng này. Các bác sĩ ở Anh cũng gặp khó khăn trước căn bệnh kỳ lạ của Fenella. Mãi cho tới khi cha của cô đọc được một bài báo nói về chứng bệnh do sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều (cybersickness), mọi thứ bắt đầu có tiến triển.
"Tôi tắt điện thoại và ném nó vào sau tủ hoặc đưa cho bố mẹ và nói: 'Làm ơn đừng để con thấy thứ này'", cô kể.
"Sau đó, tôi dần có thể đi lại được", Fenella cho biết.
Fenella tuyên bố hiện tại dù đã có thể sử dụng điện thoại để đăng bài cho công việc nhưng cô không thể nhìn vào điện thoại thường xuyên vì các triệu chứng nhanh chóng trở lại.
Cô thề sẽ cai điện thoại. "Tôi không thể làm điều đó nữa. Đôi khi, tôi cố gắng làm việc trong nhiều giờ như trước đây, nhưng lập tức bị ốm trở lại", Fenella nói.
Cybersickness còn được gọi là chứng "nôn nao vì chuyển động kỹ thuật số (digital motion sickness)", xảy ra khi bạn kéo lên, kéo xuống điện thoại quá nhanh hoặc xem những pha hành động trên smartphone, khiến bạn có cảm giác đau đầu thậm chí là chóng mặt.
Các bác sĩ tuyên bố thời gian nhìn màn hình quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng đáng ngại
Theo giáo sư tai mũi họng thuộc trường đại học Havard, Steven Rauch cho biết kết quả của trạng thái này đến từ sự chênh lệch cảm giác của dữ liệu đầu vào. "Cảm giác cân bằng của bạn khác nhiều so với cảm giác của những cái được đưa vào đầu bạn," ông nói. "Khi những dữ liệu này không khớp được với nhau, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt và buồn nôn."
Hay nói cách khác bạn đang gặp phải hội chứng "xung đột cảm giác" khi bạn nhìn thấy chuyển động, nhưng bạn không nhận thấy điều này một cách tự nhiên.
Nói dễ hiểu, hệ thống thăng bằng trong cơ thể chúng ta nhận tín hiệu từ nhiều bộ phận trong cơ thể như từ hệ thống tiền đình nằm trong tai, mắt, cơ và các khớp. Các tín hiệu này thông thường sẽ bổ sung cho nhau. Khi chúng ta nhìn các chuyển động nhanh trên màn hình smartphone, lúc này các tín hiệu từ những bộ phận khác lại không phản ánh chuyển động đó.
Đây là nguyên nhân làm chúng ta cảm giác chóng mặt. Nôn nao do chuyên động kỹ thuật số có thể xảy ra với tất cả mọi người, dù nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng này ảnh hướng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới, hoặc những người bị chứng đau nửa đầu dễ mặc phải căn bệnh này hơn.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất