Cô gái 26 tuổi lương 40 triệu hết tháng lại 'rỗng túi' như thời lương 7 triệu: Nghịch lý nguy hiểm khiến thu nhập tăng nhưng tiền kiếm vẫn sạch bong, vì đâu nên nỗi?

21/02/2023 11:46 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Sau sự phấn khích khi mới được thăng chức, tăng lương, nhiều người lại sững sờ khi nhìn vào tài khoản ngân hàng của mình mỗi tháng và nhận ra không có sự khác biệt với thời điểm thu nhập của họ thấp hơn hiện tại nhiều lần.

Thu Thủy (26 tuổi, Hà Nội) làm trong lĩnh vực Marketing, vừa được thăng chức vào giữa năm ngoái. Cùng với công việc tay trái là viết content cho các website, mức thu nhập của cô lên tới 40 triệu đồng/ tháng. Khi mới được tăng lương, Thu Thủy cảm thấy vô cùng phấn chấn, bắt đầu kế hoạch nâng cấp cho cuộc sống của mình, từ việc mua điện thoại mới đến sắm thêm quần áo, lên kế hoạch cho những chuyến du lịch với tần suất 2 tháng/lần.

Vì công việc bận rộn hơn nên cô gài này chọn ăn ngoài cả 3 bữa thay vì tự nấu ăn như trước. Nhưng rồi Thu Thủy nhận ra việc chưa đến hết tháng, tài khoản của cô chỉ còn vỏn vẹn trăm nghìn đồng. Thậm chí tháng nào đi du lịch, cô còn phải vay thêm tiền để chờ lương tháng sau bù vào, không khác cuộc sống khi mới ra trường với mức lương 7 triệu đồng cách đây 4 năm.

331976570_1916825021991757_7893101204783622132_n.jpg

Thu Thủy cho biết mình chi sẵn sàng 4-10 triệu cho một chuyến đi du lịch. Ảnh: NVCC

Thu Thủy đang vướng vào một “bẫy” chi tiêu phổ biến mang tên lạm phát lối sống, khi thu nhập tăng và nhu cầu chi tiêu cũng tăng theo, thậm chí vượt quá số tiền bạn đang có trong tài khoản.

Lạm phát lối sống nguy hiểm hơn bạn tưởng

Lạm phát lối sống xảy ra khi một người được tăng lương hoặc thăng tiến tại công ty, họ có xu hướng “vung tiền” cho những nhu cầu xa xỉ hơn để thỏa mãn bản thân, và cảm thấy mình xứng đáng với những điều tốt đẹp vì đã kiếm được nhiều tiền hơn. Chi phí của bạn tiếp tục tăng lên, khiến việc tiết kiệm và xa hơn là đầu tư trở nên khó khăn. Bạn còn có thể rơi vào tình trạng “rỗng túi” khi không kiểm soát được chi tiêu của mình.

“Tôi đã chứng kiến những khách hàng có thu nhập tăng lên nhưng điều đó lại khiến kế hoạch tài chính của họ tồi tệ đi vì lạm phát lối sống”, Clint Camua, Giám đốc khu vực và đối tác của EP Wealth Advisors ở Los Angeles (Mỹ) cho biết.

Một khi bạn bạn bị lạm phát lối sống, số tiền bạn kiếm được sẽ “ra đi” nhanh hơn trước cho những nhu cầu giải trí hay ăn uống sang trọng, tủ quần áo mới và những chuyến du lịch định kỳ. Tất nhiên chất lượng sống tăng khi bạn có thu nhập tốt là việc bình thường, tự thưởng cho bản thân sau khi làm việc chăm chỉ cũng không phải việc không nên.

Cô gái 26 tuổi lương 40 triệu hết tháng lại 'rỗng túi' như thời lương 7 triệu: Nghịch lý nguy hiểm khiến thu nhập tăng nhưng tiền kiếm vẫn sạch bong, vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

“Điều này trở thành vấn đề khi số tiền chi trả cho cuộc sống của bạn vượt xa mức gia tăng thu nhập. Sau đó ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm để nghỉ hưu và quỹ khẩn cấp, và làm bạn tăng số nợ”, Clint Camua nói.

Lạm phát lối sống có thể xảy ra với bất kỳ ai, dù bạn là cá nhân đang có thu nhập trăm nghìn đô hay là các hộ gia đình có 1 người mới thăng chức. Bất kể ai cũng có thể bị thuyết phục rằng họ cần ăn ngoài nhiều hơn vì không có thời gian nấu nướng hay công việc mới yêu cầu phải mua thêm trang phục công sở chỉn chu vài tuần một lần. 

Một nghiên cứu năm 2017 của cho thấy 57% người Mỹ có ít hơn 1.000 USD trong khoản tiết kiệm của họ. Ngay cả những gia đình có thu nhập 500.000 USD/ năm như triệu phú tự thân Sam Dogen cũng có thể không sở hữu bất kỳ tài khoản tiết kiệm nào. Lạm phát lối sống chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Cô gái 26 tuổi lương 40 triệu hết tháng lại 'rỗng túi' như thời lương 7 triệu: Nghịch lý nguy hiểm khiến thu nhập tăng nhưng tiền kiếm vẫn sạch bong, vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

“Bạn càng chọn chi tiêu nhiều hơn trong hôm nay, bạn càng có ít tự do tài chính hơn trong tương lai. Xây dựng sự giàu có đáng kể đòi hỏi phải tiết kiệm và đầu tư một lượng đáng kể số tiền bạn kiếm được. Điều đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu của bạn”, chuyên gia tài chính Eric Roberge viết.

Làm thế nào để ngăn chặn lạm phát lối sống?

Có một số chiến lược mà các chuyên gia đề xuất để tránh việc trở thành nạn nhân của lạm phát lối sống. Đầu tiên và quan trọng nhất: Lập ngân sách. Việc xem xét lại ngân sách của bạn thường xuyên có thể giúp bạn đảm bảo chi tiêu của mình luôn phù hợp. “Nếu bạn thấy mình đang tiêu tiền cho một chiếc ô tô mới hay mua 1 ngôi nhà nghỉ dưỡng, dù đó là biểu hiện của chi tiêu leo thang thì ít nhất hãy đảm bảo kế hoạch tài chính tổng thế của bạn không bị ảnh hưởng”, Clint Camua nói.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo đừng có khoản nợ mới chỉ vì nghĩ rằng mình có đủ khả năng chi trả. Nếu bạn chỉ có khả năng thanh toán hàng tháng thanh vì mua đứt nó, hãy nhớ rằng tiền lãi sẽ khiến bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn giá niêm yết ban đầu.

Cô gái 26 tuổi lương 40 triệu hết tháng lại 'rỗng túi' như thời lương 7 triệu: Nghịch lý nguy hiểm khiến thu nhập tăng nhưng tiền kiếm vẫn sạch bong, vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Một lời khuyên mà Investopedia đưa ra là: “Đừng tạo ra những thay đổi lớn đối với lối sống của bạn trong vài tuần đầu tiên (kể từ khi được tăng lương, thăng chức). Thay vào đó, hãy ăn mừng một cách khiêm tốn. Một khi sự phấn khích của việc tăng thu nhập biến mất, bạn có thể đánh giá rõ ràng hơn việc chi tiêu và điều chỉnh ngân sách của mình”.

Theo trang Ramseysolutions, việc cố chạy theo những gì người khác đang làm cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát lối sống. Khi thấy con trai nhà hàng xóm tham gia các lớp học Karate, nghệ thuật bạn cũng phải đăng ký cho con mình một lớp như vậy, hay khi xem người bạn khoe chuyến du lịch châu Âu 12 ngày cũng làm bạn thôi thúc chồng mình lên kế hoạch du lịch. Đừng rơi vào cái bẫy để cách người khác tiêu tiền quyết định cách bạn tiêu tiền. 

Cô gái 26 tuổi lương 40 triệu hết tháng lại 'rỗng túi' như thời lương 7 triệu: Nghịch lý nguy hiểm khiến thu nhập tăng nhưng tiền kiếm vẫn sạch bong, vì đâu nên nỗi?  - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Robin Aiken, Hiệu trưởng tại Homrich Berg Wealth Management (Mỹ) khuyên bạn nên thiết lập chuyển khoản tự động vào tài khoản tiết kiệm của mình diễn ra vào ngày trả lương để bạn không có thời gian tiêu tiền. 

Ngoài ra ông cũng cho rằng bạn không cần căng thẳng vì những khoản chi nhỏ, không thường xuyên. “Đừng quên thỉnh thoảng cho phép mình được nuông chiều bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào bức tranh tài chính lớn hơn”, Aiken nói.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm