CK ngày 5/2: Đáy mới nào cho VN-Index?

05/02/2009 15:07 GMT+7 | Thế giới

Cả hai chỉ số giá đều nhẹ nhàng xuyên qua các mức hỗ trợ được coi là cứng và thiết lập đáy mới.

Không nhiều biến động đáng tích cực chú ý trong phiên giao dịch ngày 5/2, cả hai sàn chứng khoán tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm dù giao dịch có phần ấm lại chút ít nhờ khối lượng tăng. Tuy nhiên, việc cả hai chỉ số giá đều nhẹ nhàng xuyên qua các mức hỗ trợ được coi là cứng và thiết lập đáy mới cho thấy triển vọng phục hồi vẫn còn xa.

Trong suốt 30 phút giao dịch đầu tiên, sàn Hà Nội dường như chờ đợi tín hiệu từ sàn Tp.HCM khi giá trị khớp lệnh chưa tới 10 tỷ đồng. Chốt đợt mở cửa, sàn HoSE cho thấy một tâm lý rất thờ ơ khi chỉ vỏn vẹn 11,67 tỷ đồng được giao dịch, tương đương khối lượng 590.360 chứng khoán. Đây là mức giao dịch mở cửa thấp nhất trong vòng 5 phiên trở lại đây. VN-Index chạm mức 284,34 điểm, tương đương đáy thấp nhất trong vòng 4 năm qua lập được hồi tháng 12/2008.

Điểm đáng thất vọng là trong suốt thời gian giao dịch sau đó, VN-Index không có bất kỳ phản ứng nào với mức đáy, đồng thời là ngưỡng hỗ trợ cứng này. Biểu đồ diễn biến thời gian thực của chỉ số cho thấy một đồ thị suy giảm liên tục. Điều đó chứng tỏ ngưỡng 285 điểm không có tác dụng hỗ trợ, chí ít là trong phiên hôm nay.

Diễn biến này cũng cho thấy tâm lý bất an của thị trường. Thông thường, mỗi khi chạm ngưỡng hỗ trợ, thị trường sẽ có những phản ứng nhất định do hoạt động mua dò đáy hoặc đầu cơ siêu ngắn hạn khiến lực mua được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động đó đã không xảy ra hoặc nhà đầu tư mong đợi một sự suy giảm sâu hơn, hoặc chấp nhận đứng ngoài do cho rằng rủi ro quá lớn.

Dĩ nhiên đây mới chỉ là diễn biến của một phiên giao dịch. VN-Index vẫn có thể thử lại mức 285 điểm trong một vài phiên tới nhưng cơ hội rõ ràng là không nhiều với lực mua dè dặt như vậy.

Tốc độ giảm điểm của VN-Index trong đợt khớp lệnh liên tục là khá nhanh, phá vỡ mức 280 điểm chỉ trong vòng chưa đầy 45 phút giao dịch đầu tiên. Động lực của diễn biến này là sự mất giá của nhóm cổ phiếu lớn như SJS, STB, PVF, SSI, VNM. Sự mất kiên nhẫn của nhà đầu tư tiếp tục mạnh lên và giá bán được hạ xuống sát sàn. Điều này được thể hiện thông qua khối lượng khớp từ lệnh bán chiếm tỉ trọng lớn trong tổng khối lượng giao dịch.

Về quy mô giao dịch, phiên hôm nay chứng kiến một sự gia tăng đáng kể: xấp xỉ 30% về khối lượng khớp lệnh và 26% về giá trị so với phiên trước. Khối lượng gia tăng sẽ là một tín hiệu tốt nếu giá chứng khoán không giảm mạnh về cuối phiên.

VN-Index (-2,9%) và khá nhiều cổ phiếu đều thiết lập mức thấp nhất trong ngày ở đợt giao dịch đóng cửa. Điều đó cũng cho thấy khối lượng tăng vẫn chủ yếu do áp lực bán rẻ tăng – một xu hướng đã xuất hiện từ đầu tuần.

Sự vận động của dòng vốn ngoại cho thấy một tín hiệu mới: Khối lượng mua vào tăng lên khoảng 3 lần so với phiên trước và khối lượng mua ròng đạt gần 700.000 đơn vị, tương đương 19,2 tỷ đồng. Khối này cũng thỏa thuận nội khối gần 6,7 tỷ đồng VSH. Việc mua vào mạnh vẫn chưa thể là căn cứ để lạc quan vì có lẽ đây là kết quả của việc người bán hạ giá, hơn là nhu cầu mua chủ động và trong những phiên tăng giá, nhà đầu tư nước ngoài dường như vẫn chưa chấp nhận nâng giá mua.

Đối với sàn Hà Nội, mối tương quan dẫn dắt đã trở lại như trước với việc “ngóng” tâm lý nhà đầu tư trên sàn Tp.HCM. HASTC-Index có phiên thứ ba nằm trọn vẹn dưới mức đáy “lịch sử” 100 điểm. Khối lượng khớp lệnh cũng tăng khoảng 27% và chỉ số giá đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

Cũng giống sàn HoSE, nhóm cổ phiếu lớn như KBC, VCG, ACB, PVS là “thủ phạm” của mức giảm tới 3,8% hôm nay.

Với tín hiệu tăng biên độ dao động giảm của chỉ số cả hai sàn ngay từ đầu tuần, thị trường đang chuyển mình mạnh hơn. Diễn biến của VN-Index trong bối cảnh giá trị giao dịch rất thấp như hiện tại cho thấy nhà đầu tư vẫn còn trong trạng thái chờ đợi. Mức giá giảm vẫn chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo nhà đầu tư trở lại.

Với việc VN-Index xuyên thủng một cách nhẹ nhàng mức 285 điểm, mức hỗ trợ tiếp theo có thể là 250 điểm, tương đương điểm xuất phát của chu kỳ bùng nổ cuối tháng 8/2005. Mức hỗ trợ này cũng được khá nhiều phân tích đề cập tới và khi nhà đâu tư cùng kỳ vọng thì nó sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc trượt dốc thêm 30 điểm nữa không hẳn là quá trình bằng phẳng bởi sự chấp nhận rủi ro sẽ khác nhau.
 
HOSE:
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

16.200

(400)

-2,41%

585.370

SSI

26.300

(1.200)

-4,36%

501.280

REE

20.000

(400)

-1,96%

398.480

SAM

13.300

(300)

-2,21%

291.730

PVF

16.700

(800)

-4,57%

272.180

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VHC

19.900

900

4,74%

1.300

SDN

19.400

800

4,30%

360

MHC

7.600

300

4,11%

9.220

MTG

10.200

400

4,08%

2.710

VTC

8.300

300

3,75%

30

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

CAN

9.500

(500)

-5,00%

4.700

NKD

20.900

(1.100)

-5,00%

27.380

SZL

40.000

(2.100)

-4,99%

460

MCP

13.400

(700)

-4,96%

7.110

GTA

7.700

(400)

-4,94%

4.830

HASTC:

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

26.200

(800)

(2,96)

679.700

KLS

10.700

(600)

(5,31)

660.900

VSP

34.600

(2.100)

(5,72)

208.300

VCG

14.300

(500)

(3,38)

175.900

TBC

13.400

100

0,75

160.400

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HLY

34.000

2.200

6,92

100

PVE

13.800

800

6,15

100

DAE

11.000

500

4,76

4.800

ONE

11.300

500

4,63

10.200

HJS

11.500

500

4,55

300

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SD2

16.000

(1.200)

(6,98)

32.600

MIC

29.600

(2.200)

(6,92)

2.400

SCC

12.200

(900)

(6,87)

1.400

SNG

21.700

(1.600)

(6,87)

6.800

SDY

15.100

(1.100)

(6,79)

4.000

 
CTCP Vinaconex 25 (VCC): Ngày giao dịch chính thức đầu tiên 4 triệu cổ phiếu tại HASTC   
 
(Theo VnEconomy, ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm