CK ngày 24/10: VN-Index tiếp tục tìm đáy mới

24/10/2008 14:18 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/10/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 345,11 điểm, giảm 15,32 điểm (tương đương giảm 4,25%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 12.059.310 đơn vị, giảm 5,65% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 345,106 tỷ đồng, giảm 8,31% so với phiên trước. Như vậy sau khi phá đáy, VN-Index đã rơi xuống dưới ngưỡng 350 điểm khá dễ dàng.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.118.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 105,79 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch (cả khớp lệnh và thỏa thuận) trong phiên sáng nay đạt 13.177.310 đơn vị với tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt 450,90 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 13.177.310 đơn vị, giảm 2,59% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 450,895 tỷ đồng, tăng 10,46% so với phiên trước.

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ khi mở phiên ngay từ đầu phiên. Sai phiên giảm mạnh trước đó đồng thời phá vỡ đáy 366 tồn tại trong suốt 4 tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục lao dốc khi diễn biến thị trường nghiêng hẳn về bên bán. Do đó diễn biến thị trường khá tẻ nhạt với sự lao dốc của VN-Index ngay từ đầu phiên và sau đó đi ngang kéo dài đến cuối phiên.

Trong khi đó, trên thị trường quốc tế, đã có những dấu hiệu tích cực hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong bối cảnh còn nhiều lo ngại về khả năng suy thoái. Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 172,04 điểm, tương đương 2,02%, đóng cửa ở mức 8.691,25. Chỉ số S&P 500 tăng lên 11,33 điểm, tương đương 1,26%, đóng cửa ở mức 908,11. Trong khi đó, các chỉ số Nasdaq giảm nhẹ 11,84 điểm, tương đương -0,73%, chốt ở mức 1.603,91.

Trước đó, trên thị trường châu Âu, chứng khoán cũng đã có diễn biến tích cực hơn khi chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số CAC 40 của Pháp đã tăng điểm nhẹ, tuy nhiên chỉ số DAX vẫn tiếp tục đi xuống. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 46,94 điểm, tương đương 1,16%, đóng cửa ở mức 4.087,83. Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 1,12%. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,38%.

Trở lại với phiên giao dịch sáng nay, chỉ số VN-Index kết thúc đợt 1 giảm 13,92 điểm, xuống 346,51 điểm (tương đương giảm 3,86%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.883.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 80,68 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 133 mã giảm giá, 10 mã tăng giá là ACL, ALT, DCC, KHP, LSS, MCP, PGC, TMC, TMS, 18 mã đứng giá tham chiếu và 3 mã không có giao dịch là BBT, PMS, SDN. Trong đó, chỉ có 3 mã tăng trần là LSS, MCP, VIS và có tới 62 mã giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 15,05 điểm, xuống 345,38 điểm (tương đương giảm 4,18%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 10.448.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 304,90 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index giảm 15,32 điểm, xuống 345,11 điểm (tương đương giảm 4,25%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 12.059.310 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 345,11 tỷ đồng.

Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 14 mã tăng giá, 131 mã giảm giá, 17 mã đứng giá tham chiếu và 2 mã không có giao dịch là PMS, SDN. Trong đó, có 2 mã tăng trần là MCP, MCV và 88 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh, trên bảng điện tử chỉ có 2 mã không còn dư bán là MCP và MCV. Trong khi ở phía đối lập, có tới 63 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 8 mã giảm sàn trừ STB, VIC.

Cụ thể, FPT giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,79%), còn 69.500 đồng. HPG giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 36.100 đồng. VPL giảm 4.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,74%), còn 90.500 đồng. DPM giảm 2.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,90%), còn 46.600 đồng. PVD giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,43%), còn 75.500 đồng. PPC giảm 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,82%), còn 21.700 đồng. SSI giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,98%), còn 30.500 đồng. VIC giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,27%), còn 78.500 đồng. VNM giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), còn 73.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,0 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 16,48% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 20.200 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 700 đồng (tương đương 3,35%). Tiếp theo là các mã DPM với 911.800 đơn vị (7,56%), HPG với 437.000 đơn vị (3,62%), FPT với 398.060 đơn vị (3,30%), SAM với 371.900 đơn vị (3,08%). Trong khi đó, mã VTB lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chỉ 60 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất cả về giá trị tuyệt đối và tương đối là TMS với mức tăng 4,53% lên 39.200 đồng (tăng 1.700 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 6 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 22,38%, mã DCL đóng cửa chỉ còn 39.200 đồng/cổ phiếu (giảm 11.300 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 15 nghìn cổ phiếu. Tuy nhiên, hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng của mã này nên giá tham chiếu bị điều chỉnh giảm.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 3 mã giảm sàn và 1 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giảm 200 đồng (tương đương 4,44%) chỉ còn 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 400 đồng (tương đương 4,21%) chỉ còn 9.100 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,70%) chỉ còn 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 60 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 906.950 đơn vị, bằng 7.52% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVT được họ mua vào nhiều nhất với 112.870 đơn vị, chiếm 12.45% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như HPG (101.700 đơn vị), PVD (77.000 đơn vị), VSH (69.760 đơn vị) và VNM (69.310 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SCD (78.83%), PAC (58.59%), NKD (53.04%), IMP (41.88%), VNS (37.34%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

20.200

(700)

-3,35%

1.987.530

DPM

46.600

(2.400)

-4,90%

911.800

HPG

36.100

(1.900)

-5,00%

437.000

FPT

69.500

(3.500)

-4,79%

398.060

SAM

16.400

(800)

-4,65%

371.900

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TMS

39.200

1.700

4,53%

5.940

MCV

11.900

500

4,39%

58.710

MCP

14.500

600

4,32%

36.340

VIS

26.500

900

3,52%

140.310

HDC

23.600

800

3,51%

36.520

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

DCL

39.200

(11.300)

-22,38%

15.100

ST8

27.500

(2.900)

-9,54%

2.350

HPG

36.100

(1.900)

-5,00%

437.000

VNS

20.900

(1.100)

-5,00%

58.890

NHC

42.000

(2.200)

-4,98%

28.810



DCL: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 1 năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cổ phiếu) và nhận cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng năm 2007, tỷ lệ chi trả 20% (100:20).

ST8: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt I năm 2008, tỷ lệ 15% (1.500 đồng/ cổ phiếu).

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm