(TT&VH) - Khi kịch bản phim Chuyện tình hai sắc hoa ti gôn của nhà báo Trần Đình Thu vừa hoàn thành, bài thơ Hai sắc hoa ti gôn và bút danh T.T.Kh, đến nay vẫn còn là một bí ẩn với nhiều người dù hiện tượng thơ này đã tốn nhiều giấy mực nhằm lý giải trong hàng chục năm qua.
Nhà báo Trần Đình Thu đã dành cho TT&VH cuộc trò chuyện như một hướng tiếp cận mới về bài thơ Hai sắc hoa ti gôn và T.T.Kh bằng phim.
Chuyện tình chỉ “thơ” lúc ban đầu
Nhà báo Trần Đình Thu
* Xuất phát từ đâu anh lại có ý tưởng viết kịch bản phim Chuyện tình hai sắc hoa ti gôn? Có phải do anh từng viết cuốn sách Giải mã nghi án văn học T.T.Kh, lúc “giải mã” anh đã thu nhặt được một “chuyện tình” hấp dẫn?
- Chuyện tình cờ chứ không phải tôi cố tình viết thành phim. Tôi có dịp gặp nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân ở Hãng phim Giải phóng. Người bạn đi cùng giới thiệu với anh Nhân tôi là người viết cuốn sách về T.T.Kh. Anh Nhân thấy thú vị nên đề nghị tôi bắt tay viết thử đề cương. Xem xong đề cương, anh Nhân khuyên tôi viết luôn kịch bản.
Đúng là nhờ cuốn sách, tôi “thu nhặt” được một chuyện tình. Nhưng chuyện tình trong sách đơn giản lắm. Chỉ có 3 nhân vật: T.T.Kh tức là Trần Thị Vân Nương, người yêu T.T.Kh là nhà văn Thanh Châu, và người chồng quyền thế của Trần Thị Vân Nương với vài tình tiết câu chuyện mờ nhạt. Ngoài ra, không có gì hết. Thế nên lâu nay tôi đâu có nghĩ đến chuyện viết thành phim. Cũng xin nói thêm cho rõ, Trần Thị Vân Nương cũng như T.T.Kh là một trong các bút danh của Trần Thị Vân Chung.
* Vậy anh đã hư cấu như thế nào trong bối cảnh năm 1937 để thấy được rằng tình yêu thời điểm đó rất... thơ?
- Hư cấu nhiều lắm. Cái cốt là T.T.Kh không đến được với người mình yêu do bị gia đình ép buộc mà phải đi lấy chồng, sau đó đau khổ làm ra mấy bài thơ, nhưng chỉ xoay quanh mỗi cái cốt đó thì không thể níu kéo khán giả ngồi gần hai tiếng đồng hồ trong rạp để xem phim. Tôi phải vật vã trong gần hai tháng ngồi lì trong phòng không ra ngoài. Anh Phạm Thùy Nhân thì tỉ mỉ đọc, góp ý, sửa chữa nhiều lần. Viết xong lần đầu, tôi hầu như phải xóa đi viết lại toàn bộ vì anh Nhân không chịu cách xử lý của tôi.
Nói về cái sự “thơ” của tình yêu trong câu chuyện này, nó chỉ “thơ” khi hai người đến với nhau ban đầu thôi. Còn về sau nó rất dữ dội, dữ dội đến nghẹt thở. Vì rằng T.T.Kh bị gia đình ép gả, cả hai đau đớn tột cùng. Đau đớn lắm nên nàng mới thốt lên “Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng/ Trời ơi! Người ấy có buồn không/ Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ/ Tựa trái tim phai tựa máu hồng?”.
Không chỉ “giải mã” T.T.Kh
* Cố nhà văn Thanh Châu - tác giả truyện ngắn Hoa
ti gôn in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy - tạo nên chất xúc tác để
bài thơ Hai sắc hoa ti gôn ra đời ký tên T.T.Kh. Vai trò của nhà văn
Thanh Châu trong phim này sẽ như thế nào?
- Nhà văn Thanh Châu trong phim chuyển thành
nhà thơ kiêm ký giả tuần báo Tiểu
thuyết thứ Bảy. Đây là người yêu của nhân vật chính. Họ gặp nhau
trên chuyến tàu từ Hà Nội về Thanh Hóa (đoạn này giống như những chi
tiết trong cuốn biên khảo của tôi). Từ đây xuất hiện mối tình nghệ sĩ
như trong bài Bài thơ thứ nhất: “Thuở
trước hồn tôi phơi phới quá/ Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương/ Nhưng
nhà nghệ sĩ từ đâu lại/ Êm ái trao tôi một vết thương”.
Song song
đó, một công tử con nhà giàu, cháu quan Tổng đốc Thanh Hóa, tốt nghiệp
cử nhân luật ở Pháp về cũng theo đuổi nàng. Từ đây bắt đầu chuyện tình
tay ba, để đến giữa phim, chàng nghệ sĩ thua cuộc, T.T.Kh lên xe hoa về
nhà chồng, khớp với câu thơ “Người xa
xăm quá, tôi buồn lắm/ Trong một ngày vui pháo nhuộm đường”.
* Được biết, kịch bản sẽ được làm phim nhựa, vậy
trong một bộ phim dài khoảng 120 phút, khán giả sẽ được đón nhận một
chuyện tình đẹp hay được giải tỏa sự tò mò lâu nay: “T.T.Kh nàng là ai?”
- Tôi và anh Phạm Thùy
Nhân bàn bạc rất kỹ khi xây dựng kịch bản này. Xin nhắc lại, anh Nhân là
một nhà biên kịch rất chuyên nghiệp, làm biên tập cho tôi nên tôi có
lợi thế lớn. Chúng tôi không chỉ “giải mã” T.T.Kh bằng phim. Cũng không
chỉ là một chuyện tình đẹp như... thơ. Ngoài việc cho thấy lý do dẫn đến
sự ra đời của ba bài thơ từng xôn xao một thời ký tên T.T.Kh, khán giả
sẽ được tiếp cận với một bức tranh văn hóa xã hội thời kỳ 1936 - 1940.
Đấy là lúc tư tưởng tự do của chủ nghĩa lãng mạn Pháp bắt đầu thâm nhập
vào một tầng lớp thanh niên VN. Tình yêu nam nữ được đề cao trong văn
học và cả trong đời sống hằng ngày. Nhân vật người yêu của T.T.Kh phải
chọn lựa giữa tình yêu và danh dự để nhận một trong hai thôi. Và hẳn
nhiên cuối cùng, là bi kịch tình yêu.
* Anh có sự so
sánh nào về tình yêu thời T.T.Kh và hiện nay?
- Mỗi thời mỗi khác, vì
tình yêu không thể tách lìa hoàn cảnh văn hóa xã hội mà tình yêu đó đang
tồn tại. Nhưng tôi thấy có một điểm chung giữa tình yêu xưa và nay, đó
là người phụ nữ bao giờ cũng yêu “quyết liệt”, say đắm hơn nam giới.
Người phụ nữ trong Chuyện tình hai sắc
hoa ti gôn yêu bằng tất cả trái tim mình, điều này cũng lý giải
vì sao nhân vật T.T.Kh có những bài thơ để đời đến hôm nay.
* Bài thơ Hai sắc hoa ti gôn và bút danh T.T.Kh đến
nay vẫn là một ẩn số khiến tốn kém rất nhiều giấy mực để giải mã, Trần
Đình Thu là một trong những người khá tâm huyết “vác bút” theo lý giải
hiện tượng thơ này. Một bộ phim về T.T.Kh qua Hai sắc hoa ti gôn sẽ là
“khám phá” cuối cùng của anh hay còn nữa?
- Câu chuyện
này khá thú vị, có lẽ “mua vui cũng được một vài trống canh”, nếu có
điều kiện và có duyên thì tôi sẽ tiếp tục.
* Xin cảm ơn anh! Chúc bộ phim mau chóng hoàn
thành.
Mang bí mật bút danh T.T.Kh về cõi vĩnh hằng
Ngày 8/5/2007, nhà văn Thanh Châu - người được xem có quan hệ “bí mật” với T.T.Kh đã từ trần - hưởng thọ 96 tuổi. Từ lúc các cuộc tranh luận về T.T.Kh và Hai sắc hoa ti gôn nổ ra sôi nổi vào khoảng giữa thập niên 90 thế kỷ trước, nhà văn Thanh Châu vẫn một mực im lặng cho đến lúc mang theo “bí mật” đó về cõi vĩnh hằng.
Từng gây sốt trên sóng giờ vàng VTV, hai bộ phim truyền hình này đã khắc họa sâu sắc đời sống, tình yêu và những gắn bó đặc biệt của người Việt tại xứ sở Bạch Dương.
Sáng 9/5, Huyện ủy, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo Cô Tô nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025).
Ngày 9/5, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa công bố chuỗi sự kiện Lễ hội Văn hóa - Du lịch Biển năm 2025 với chủ đề Nha Trang say hi!. Lễ hội diễn ra từ ngày 7/6 đến 9/7/2025 tại thành phố biển Nha Trang, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm đa dạng, hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.
Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sự kiện chính của Ngày Chiến thắng là Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ, Thủ đô Moskva.
Chỉ còn 5 vòng đấu nữa, V-League 2024/25 sẽ khép lại. BLV Vũ Quang Huy nhìn nhận khi mùa giải sắp hạ màn khiến tất cả những trận đấu còn lại đều nóng bỏng.
Sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sáng 9/5, các đại biểu Quốc hội tập trung vào các quy định liên quan đến nước giải khát có đường, xe điện, điều hòa và xăng...
LG Electronics Việt Nam (LG) giới thiệu MV “Nếp Nhà” với sự kết hợp của ca sĩ Hòa Minzy, rapper Obito và nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền. Món quà âm nhạc nhân Ngày của Mẹ này cũng đánh dấu cột mốc 30 năm LG đồng hành cùng người dùng Việt gìn giữ và vun đắp những giá trị gia đình.
Giá vàng tiếp tục lao dốc và giảm hơn 1% trong phiên giao dịch ngày 8/5, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh.
Nếu bạn từng nghe một giai điệu hành khúc hùng tráng, vừa mạnh mẽ vừa khiến tim bạn như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, thì rất có thể đó là Farewell of Slavianka (Proshchaniye Slavyanki) – hay còn được biết đến với cái tên tiếng Việt đầy cảm xúc: Tạm biệt em gái Slav.
Khi đàn sếu bay qua (The Cranes Are Flying) – kiệt tác điện ảnh năm 1957 của đạo diễn Mikhail Kalatozov – không chỉ là một câu chuyện về chiến tranh và tình yêu, mà còn là một bức tranh tâm hồn đầy chất thơ, nơi những cánh sếu trên bầu trời trở thành biểu tượng bất tử của hy vọng và ký ức.
Vào sáng ngày 08/05/2025, G-AsiaPacific Việt Nam phối hợp cùng Amazon Web Services (AWS) tổ chức hội thảo trực tuyến "Improving Customer Experience by AI on AWS"
Ngày 8/5/2025 – Opella chính thức trở thành doanh nghiệp độc lập sau khi Sanofi hoàn tất chuyển nhượng 50% cổ phần kiểm soát cho Quỹ đầu tư CD&R. Sanofi vẫn giữ lại 48,2% cổ phần, 1,8% còn lại thuộc sở hữu của Bpifrance.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường truyền hình và internet, SCTV đã triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt, áp dụng từ nay đến 30/06/2025.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Philippines (10h00, 9/5) – Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến, kết quả trận đấu giữa Việt Nam vs Philippines thuộc vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025.
VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Philippines (10h00, 9/5) - Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giữa ĐT futsal nữ Việt Nam vs Philippines.
Với mong muốn mang đến những khoảnh khắc khó quên nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến môi trường, Marriott Bonvoy Events đã thiết kế riêng chiến dịch "Good for You, and Better for the Environment" dành cho các đoàn du lịch MICE.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa khánh thành nhà ở bán trú và công trình phụ trợ tại Điểm trường Nong Hoi Dưới, Trường Tiểu học & THCS Chiềng Ân (huyện Mường La, tỉnh Sơn La)