Chuyển nhượng: Bale, Sanchez, Oezil & những món nợ xấu châu lục

26/06/2019 16:40 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Sự hào nhoáng và nền tảng tài chính khủng của Premier League và bóng đá châu Âu đem đến cơ hội chiêu mộ những siêu sao từ khắp nơi. Mặt trái của nó lại nằm ở những “món nợ” khó thanh lý vì mức lương ngất ngưởng.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp Bình Dương đấu với PSM Makassar, AFC Cup 2019. Lịch 26/6

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp Bình Dương đấu với PSM Makassar, AFC Cup 2019. Lịch 26/6

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp Copa America 2019. Trực tiếp bán kết lượt về AFC Cup. Trực tiếp Gold Cup CONCACAF. Trực tiếp CAN 2019.

Nếu cần dùng một cụm từ để mô tả về tác động của tiền bạc tới thế giới bóng đá, thì chỉ có thể nói là: không thể hiểu nổi. Thật khó hình dung chỉ mới mùa hè năm ngoái, các CLB ở Premier League đã chi ra tới 1,26 tỷ bảng để mua sắm cầu thủ. Ai dám hình dung một đội bóng như MU sẵn sàng trả cho Paul Pogba mức lương hậu hĩnh lên tới 290.000 bảng/tuần?

Hệ quả từ mức lương & phí chuyển nhượng điên rồ

Những người sống trong thế giới bóng đá hiện đại phải chấp nhận sống chung với sự điên rồ ấy. Ai được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy? Các ông chủ, đối tác thương mại, người đại diện và chính các cầu thủ nữa. Không tránh được thực tế là một số siêu sao bóng đá ngày càng giàu có, và nếu năng lực của họ tương xứng với thu nhập, chẳng ai cần bàn đến làm gì. Ở chiều ngược lại là một số gương mặt thu nhập và dấu ấn chuyên môn đối lập nhau, từ Mesut Oezil (Arsenal), Alexis Sanchez (MU) hay Gareth Bale (Real Madrid).

Chuyện lạm phát tiền lương và giá trị chuyển nhượng cầu thủ chẳng có gì mới mẻ nữa. Những tín hiệu đầu tiên xuất hiện khi Real Madrid bắt đầu chính sách “Galacticos” dưới triều đại Florentino Perez. Gần hơn là làn sóng đầu tư đội bóng của các tỷ phú, từ Roman Abramovich mua lại Chelsea mùa hè 2003, hay làn sóng đầu tư từ Ả Rập và Qatar vào Man City và PSG.

Điều dễ thấy nhất là những kỷ lục chuyển nhượng ngày càng dễ dàng được thiết lập, thứ chưa từng xảy ra suốt từ năm 2001 đến 2009. Thời điểm ấy, những kỷ lục đáng nhớ về số tiền chuyển nhượng lần lượt thuộc về Zinedine Zidane (52 triệu euro, từ Juventus sang Real Madrid) hay Kaka (62,7 triệu euro, từ Real Madrid sang AC Milan). Thế rồi 9 năm gần đây, có đến 3 lần các mốc giá chuyển nhượng mới được thiết lập, và chỉ trong vòng 12 tháng là các thương vụ Pogba từ Juventus sang MU với giá 89 triệu bảng (99 triệu euro), tiếp theo đó là vụ PSG trả đến 222 triệu euro (198 triệu bảng) để chiêu mộ Neymar từ Barcelona.

Ai dám mua Bale, Sanchez và Oezil?

Phí chuyển nhượng tăng phi mã, cùng khoản lương đủ để sống như ông hoàng là lý do vì sao một trong những đề tài hấp dẫn của mùa hè này là làm sao thanh lý những cầu thủ hưởng lương cao nhưng không còn đóng góp tương xứng. Oezil, Sanchez và Bale là ba trường hợp tiêu biểu nhất. Hai trường hợp đầu tiên chủ yếu liên quan đến vấn đề lương bổng, bởi mức lương Sanchez của MU lên tới hơn 400.000 bảng/tuần, còn Oezil ở Arsenal là 350.000 bảng/tuần. Trường hợp của Bale xem chừng nan giải hơn cả, bởi mức phí chuyển nhượng lên tới 96 triệu euro (86 triệu bảng), cùng mức lương không hề thấp tại Bernabeu.

Một điều rõ ràng là cả ba ít nhiều đều không còn giữ vai trò nòng cốt ở các đội bóng chủ quản. Với Oezil, từ khi gia hạn hợp đồng với Arsenal, phong độ của anh ngày càng xa rời thời vàng son, dễ thấy nhất là tần suất ra trận kiểu “trận đực, trận cái” dưới triều đại Unai Emery. Tương tự là trường hợp của Sanchez tại MU. Riêng Bale, tần suất ra sân của anh giảm đi trông thấy trong giai đoạn Zidane lần thứ hai trở lại nắm quyền ở Real Madrid. Zidane thể hiện rõ quan điểm của mình khi gạt Bale khỏi đội hình thi đấu trong trận gặp Real Betis ở vòng cuối La Liga: “Khi tôi không thích một điều gì đó hay có vấn đề gì ở đội bóng, tôi muốn thay đổi chúng. Không ai có thể thay đổi thói quen của một cầu thủ, nhưng đấy là điều bắt buộc ở thời điểm hiện tại”.

Bất chấp phong độ sa sút trầm trọng, thật khó tin là cả Bale, Sanchez và Oezil đều chẳng hề nhận được bất cứ lời mời nào. Điều không may, chẳng một đội bóng nào muốn đánh cược với những cái tên này với mức lương quá cao như hiện tại. Sanchez, dù buộc phải giảm lương khi MU vắng mặt ở Champions League mùa tới, vẫn là món hàng rao bán không ai mua. Nhiều người nghĩ đến khả năng anh sang chơi bóng ở Trung Quốc, nhưng giải nhà nghề Trung Quốc (CSL) ngày càng thắt chặt việc chiêu mộ ngoại binh. Lựa chọn duy nhất là ba cái tên nói trên buộc phải giảm một khoản lương đáng kể, để mở rộng cơ hội cho riêng mình và đội bóng chủ quản. Đó là lời cảnh báo cho những cái tên tiếp theo như Paul Pogba, Philippe Coutinho hay Neymar, thế hệ siêu sao tiếp theo với mức lương khá cao ở các đội bóng chủ quản.

500 Trước khi phải giảm lương, mức lương của Sanchez ở MU lên tới 500.000 bảng/tuần

2 Từ 2001 đến 2009, bóng đá thế giới chỉ hai lần chứng kiến những kỳ lục chuyển nhượng bị phá vỡ, bằng với số lần trong 12 tháng gần đây.

222 Kỷ lục chuyển nhượng ở thời điểm hiện tại thuộc về Neymar, chuyển từ Barcelona sang PSG với mức giá 222 triệu euro

Đức Hùng (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm