Chuyên gia khí tượng nói về 'quầng sáng lạ' ở Huế

10/05/2017 14:38 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, quầng sáng quanh mặt trời xuất hiện hôm qua ở Huế và trước đó ở Nghệ An là hiện tượng quang học, không hiếm gặp và không có gì bất thường.

Trao đổi với phóng viên báo báo Tin Tức sáng 10/5, ông Hải cho biết, đây là hiện tượng quang học trong khí quyển, năm nào cũng có.

Quầng sáng xuất hiện hôm qua ở Huế.

Ông Hải lưu ý phân biệt 2 loại quầng: “quầng mặt trăng” và “quầng mặt trời”. Nếu là quầng mặt trăng, tục ngữ có câu: “trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”, báo hiệu một thời kỳ hạn hán. Tuy nhiên, với hiện tượng quầng mặt trời thì không chứng tỏ hay cảnh báo hiện tượng gì cụ thể.

Xuất hiện quầng Mặt Trời lạ ở Huế

Xuất hiện quầng Mặt Trời lạ ở Huế

Sáng 9/5, trên bầu trời tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra hiện tượng thiên nhiên kỳ thú: Xung quanh mặt trời bất ngờ xuất hiện một quầng sáng tròn lớn có màu sắc như cầu vồng.

Cũng theo ông Hải, vào những ngày nắng nóng, các lớp mây trên cao có cấu trúc tinh thể nên ánh sáng bị khúc xạ khiến quầng mặt trời xuất hiện. Đó là hiện tượng quang học trong khí quyển có tính chất tức thời.

Sáng qua 9/5, trên bầu trời tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra hiện tượng xung quanh mặt trời xuất hiện một quầng sáng tròn lớn có màu sắc như cầu vồng khiến nhiều người dân thích thú chụp ảnh.

Theo Báo Tin Tức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm