Chuyên gia Đoàn Minh Xương: '60 năm chúng ta mới lọt vào bán kết ASIAD'

31/08/2018 05:57 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Khi nào mà đào tạo trẻ Việt Nam trở thành một “phân xưởng” lớn, lúc ấy mới tính được chuyện tự cường hay nâng cấp tham vọng cho nền bóng đá hay đầu ra là các ĐTQG. Còn lúc này thì chưa đâu, đừng ảo tưởng. Đó là nhận xét của cựu HLV, cựu giảng viên Khoa bóng đá chuyên sâu – Trường Đại học TDTT II, Đoàn Minh Xương.

Truyền thông UAE lo ngại U23 Việt Nam vì có HLV Park Hang-seo

Sau thất bại trước U23 Nhật Bản ở bán kết, truyền thông UAE đã tỏ ra lo lắng về trận tranh HCĐ ASIAD 2018 với U23 Việt Nam.

Lịch thi đấu bóng đá nam Asiad 2018:

15h00 ngày 1/9: U23 Việt Nam vs U23 UAE (tranh HCĐ)

18h30 ngày 1/9: U23 Hàn Quốc vs U23 Nhật Bản (tranh HCV)

Xem trực tiếp Asiad 2018 TẠI ĐÂY:

https://vtc.gov.vn/kenh/vtc3

Dự đoán kết quả U23 Việt Nam vs U23 UAE - Tranh hạng Ba ASIAD 2018

Từ 2.000 cầu thủ Việt Nam

“14 CLB ở V-League, thêm 10 đội bóng đang chơi giải hạng Nhất quốc gia, 5 Học viện bóng đá cũng như Trung tâm đào tạo trẻ hiện đang hoạt động…, tôi cứ cho rằng chúng ta đang có khoảng 2.000 cầu thủ trưởng thành, từ 18-19 tuổi trở lên. Đấy là hơi hào phóng rồi đấy. Với 2.000 cầu thủ này, tỷ lệ chọi cho đầu ra là 20 tuyển thủ đã và đang chơi ở ASIAD 18, như thế vẫn bị cho là quá thấp, ít nhất so với người láng giềng Thái Lan hay Trung Quốc, Nhật – Hàn”, HLV Đoàn Minh Xương chia sẻ với Thể thao & Văn hóa.

5 phân xưởng đào tạo mà HLV Đoàn Minh Xương đề cập là HAGL, Viettel, PVF, CLB Hà Nội và SLNA. Ngoài ra, nếu có thể tính thêm vào nữa là B.Bình Dương, đã kiện toàn gần đủ các tuyến từ U13 – U21 từ đôi năm nay. Nhỏ lẻ nữa có Khánh Hòa và Đồng Tháp. Các đội bóng còn lại như Nam Định, Than Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, CLB TP.HCM và CLB Sài Gòn, FLC Thanh Hóa, Hải Phòng và XSKT Cần Thơ…, gần như không duy trì đào tạo trẻ, hoặc mới rục rịch bắt đầu khôi phục trở lại.

“Năm 2014, tôi có dịp trở lại Đức, thông qua một chương trình hợp tác – hỗ trợ đào tạo trẻ. Người Đức tính rằng, cứ 5.000 đứa trẻ bước chân vào các Học viện hay Trung tâm bóng đá, thì sẽ chọn ra được một cầu thủ chuyên nghiệp, có thể khoác áo ĐTQG Đức. Sau khi giành chức vô địch thế giới 2014, Liên đoàn bóng đá Đức DFB đã khởi đi một chiến dịch có quy mô lớn: Hỗ trợ các CLB và các Học viện tuyển sinh học viên từ độ tuổi lên 4! Đây sẽ là lứa cầu thủ chuẩn bị cho FIFA World Cup 2034, dự kiến sẽ diễn ra tại Đức”, ông Xương nói.

Với bóng đá Việt Nam. Chúng ta đều biết rằng, dù đào tạo trẻ đã và đang gặt hái được những thành tựu ban đầu, nhưng chân đế đào tạo của cả nền bóng đá là chưa đủ dầy. Bóng đá Việt Nam cũng chưa đủ năng lực xuất khẩu cầu thủ và kể từ ASIAD 1962, sau hơn 60 năm, chúng ta mới lại vào đến bán kết một kỳ Á vận hội. Trong khi đó, kể từ năm 1990, Thái Lan đã 4 lần dự các trận đấu tranh huy chương môn bóng đá nam/7 kỳ ASIAD. Cùng với đó là sự phát triển chóng mặt của Thai Premier League 10 năm gần đây.

Đón lõng thành tích để kích cầu

Trong quá khứ và hiện tại, ở nhiều giai đoạn thịnh – suy khác nhau về biển đồ thành tích, thì bóng đá Việt Nam vẫn không ngừng sản sinh ra các thế hệ cầu thủ khá tài năng. Nhưng chỉ một lần chúng ta tìm được đến đỉnh Đông Nam Á, đấy là AFF Suzuki Cup 2008, với 2 lứa đầu 8x và 84-85. Cho đến 10 năm sau, thế hệ sinh năm 1995-1997 lúc này, tuy chưa lặp lại được thành tích lọt vào tứ kết Asian Cup và vô địch Đông Nam Á, nhưng lại tạo được các cột mốc khá quan trọng, đấy là ngôi á quân U23 châu Á và Top 4 ASIAD 18.

Cũng theo đánh giá của HLV Đoàn Minh Xương, với 2 lứa cầu thủ đan xen này, bóng đá Việt Nam có cơ hội lớn để vươn ra tầm châu lục, thậm chí có thể giúp ổn định biểu đồ thành tích cho nền bóng đá ở giải châu lục. Đây là điều chưa một thế hệ cầu thủ đi trước nào làm được, kể từ sau hội nhập.

Nền bóng đá rõ ràng đang thừa hưởng một đôi lứa cầu thủ tốt, thậm chí là tốt nhất theo đánh giá của chính người trong cuộc, cùng một HLV biết cách sắp xếp, nên phải tận dụng để có thành tích hay ít nhất tạo được các cột mốc ấn tượng, làm tiền đề cho việc thu hút nguồn lực phát triển. Thu hút nguồn lực xã hội cho bóng đá là câu chuyện dài nhiều tập và rất nhiêu khê, chứ không đùa. Nên cái nào được thì khen và khen cho đúng, điều gì chưa được phải góp ý xây dựng, đưa phát kiến, chứ đừng vỗ về kiểu “thua ngẩng cao đầu”.

Song song với đào tạo trẻ và phát triển bóng đá học đường, chúng ta vẫn phải không ngừng nâng cấp hệ thống các giải đấu quốc gia như V-League, giải hạng Nhất và hạng Nhì quốc gia. Khi bóng đá Việt Nam chưa đủ năng lực xuất khẩu cầu thủ, thì đây chính là đầu ra lý tưởng nhất cho đào tạo trẻ.

1. Nếu tính cả bóng đá miền Nam trước đây, thì đây là lần thứ 2 bóng đá Việt Nam lọt vào bán kết ASIAD, sau kỳ Đại hội 1962, cũng được tổ chức ở Jakarta, Indonesia.

2. Chiến thắng duy nhất của bóng đá Việt Nam trước UAE (đối thủ của chúng ta tại trận tranh HCĐ tới đây) là trận thắng 2-0 tại vòng bảng Asian Cup 2007, trận đấu diễn ra ở Mỹ Đình.

3. Trên bảng xếp hạng mới nhất của bóng đá thế giới do FIFA vừa công bố, bóng đá Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 102, đứng đầu các nước Đông Nam Á. Philippines tụt xuống vị trí 115 và Thái Lan thậm chí chỉ xếp thứ 122.

Tùy Phong (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm