30/07/2010 11:49 GMT+7 | Thể thao
Họ đã nói Ông Nguyễn Công Minh - thành viên Liên đoàn võ thuật tỉnh Nghệ An: “Trong xã hội Việt Nam hiện nay có hàng chục môn phái võ khác nhau đang cùng hoạt động, vì mục tiêu bảo tồn vốn cổ và tăng cường sức khỏe cộng đồng. Đối tượng chiêu sinh của các võ phái có tới 98% là thanh thiếu niên, những người đang trong độ tuổi đi học. Nay bằng mệnh lệnh hành chính này, Bộ GD&ĐT đã dành sự ưu ái thái quá cho bộ môn võ Vovinam, mà “đóng cửa” phát triển của các võ phái khác. Vì khi tất cả học sinh buộc phải tập Vovinam, thì các môn khác sẽ dạy ai? Hệ quả tất yếu là các võ đường, các CLB phải đóng cửa vì không có học sinh. Đây phải chăng là sự "chỉ thầu" trong đào tạo, giáo dục thể chất trong các nhà trường? hành động này nguy hiểm ở chỗ dẫn đến sự thất truyền, mất mát dần những tinh hoa văn hóa cổ truyền, làm nghèo nàn đi sinh hoạt võ thuật của nước nhà”. Ông Nguyễn Văn Thắng - HLV môn phái Tây Sơn ở Hà Nội: “Những kỹ thuật đặc dị, mang tính riêng có và nguyên gốc đã làm nên một Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc, một Taekwondo của Hàn Quốc, một Karate do của Nhật Bản. Ở nước ta, tiếng là võ Việt, nhưng quan sát kỹ hình thái chiêu thức, đòn thế, kỹ chiến thuật…của một số môn phái, thấy ngay bóng dáng của quyền thuật Trung Hoa...Nhiều võ sư không phủ nhận đó là “võ Tầu”, nhưng đã được “Việt hóa”. Cách tư duy “cá vào ao ta là của ta” cũng không vấn đề gì, nhưng đó không thể là sản phẩm “nội” thứ thiệt, vì vậy không thể có tiếng nói đại diện…”. Ông Đào Hoàng Long - HLV môn phái Nhất Nam ở Yên Bái: “Võ ta xưa sinh ra từ làng quê, từ cuộc sống lao động nông nghiệp của cư dân Lạc Việt. Trải qua bao cuộc chiến tranh giữ đất, giữ làng, những kỹ thuật tự vệ - chiến đấu được hình thành dần. Võ ra đời từ đó và trở thành thứ vũ khí lợi hại của tổ tiên ta trong các trận đối đầu trực diện với kẻ thù hùng mạnh. Người Đại Việt vốn nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn nên thường lấy thủ làm gốc, rèn thân pháp thật nhanh để tránh né đòn thù cho khéo, rồi chớp thời cơ nhắm vào điểm hở, điểm yếu, chỗ hiểm của địch mà “ xuất kỳ bất ý”, ào ạt tấn công để dứt điểm. Kỹ thuật cận chiến, xoay trượt, tiếp áp rồi bung ra hàng “sêri” đòn bằng kỹ thuật gật, lắc cổ tay; thuật cầm nã, tiếp vít, khóa quật…là những nét đặc dị của võ ta, xuất phát từ đặc điểm thể chất và tâm lý của con người Việt”. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất