09/05/2023 16:34 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Nghiên cứu mới đây cho biết các hạt vi nhựa có thể vượt qua hàng rào của cơ thể để xâm nhập vào não và máu của chính con người.
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Đại học Vassar, Upstate New York (Mỹ) đã thực hiện nghiên cứu xem các hạt nhỏ bé hay được tìm thấy trong các vật dụng mà con người tiếp xúc hàng ngày như chai nước nhựa, bao nilon thực phẩm có thể vượt qua hàng rào máu não của chuột hay không.
Được biết, các hạt vi nhựa này liên tục phân mảnh trong môi trường sống, theo thời gian sẽ bị cắt nhỏ thành những sợi li ti thậm chí còn nhỏ hơn một sợi tóc của người, đến mức chúng có thể bay vào không khí.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hạt vi nhựa có thể vượt qua rào cản và đến não của các con chuột trong vòng 2 giờ sau khi tiếp xúc.
Khi hạt vi nhựa đến não, chúng có thể gây viêm và cản trở các quá trình của tế bào thần kinh. Những gián đoạn này có liên quan đến nhiều bệnh nhận thức như Alzheimer hay Parkinson.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Plymouth của Vương quốc Anh đã quyết định so sánh mối đe dọa từ việc ăn trai hoang dã bị ô nhiễm ở Scotland với mối đe dọa hít thở không khí trong một ngôi nhà thông thường.
Và họ vô cùng ngạc nhiên với kết quả đó là con người sẽ hấp thụ nhiều nhựa hơn khi vô tình hít phải từ những đồ vật xung quanh như quần áo, thức ăn, thảm trải sàn,... hơn là khi phải ăn một con trai sinh sống trong môi trường nước bẩn.
Dick Vethaak, giáo sư tại Vrije Universiteit Amsterdam và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết điều này không đáng lo ngại nhưng việc các hạt vi nhựa xuất hiện trong máu của con người là một điều cần phải cảnh báo ngay bây giờ.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới tồn tại rất nhiều vật thể nhỏ li ti như bụi, phấn hoa,... Và chính điều đó đang gây hại đến chính sức khỏe của bạn", ông nói thêm.
Microplastic (vi nhựa) là những mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 05 mm. Vi nhựa cũng có thể được tạo ra theo thời gian khi các loại nhựa lớn hơn bị vỡ ra.
Khi vi nhựa được tạo ra từ các quá trình tự nhiên, chúng sẽ tiếp tục vỡ ra cho đến khi chúng giống như bụi. Khi chúng trở nên nhỏ bé như thế này, hầu như không thể phân biệt chúng với môi trường tự nhiên.
Những hạt nhỏ này ở khắp mọi nơi, trong nước, đất và cả không khí. Không có gì đáng ngạc nhiên khi có sự tồn tại của vi nhựa trong thức ăn.
Trung bình, bạn có thể tiêu thụ lượng nhựa tương đương với khối lượng của 1 cái thẻ tín dụng mỗi tuần.
1. Trong máu
Năm 2022, các nhà khoa học từ Hà Lan và Vương quốc Anh tuyên bố họ đã tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ trong cơ thể người sống, đó là ở sâu bên trong phổi của con người, bệnh nhân phẫu thuật, và trong máu của những người hiến tặng ẩn danh.
Ngoài ra, theo nghiên cứu mới được công bố đã tìm thấy nhựa ở trong máu của 17 trong số 22 người hiến máu, đặc biệt, họ đều khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt.
Điều này cũng có nghĩa là hạt vi nhựa có thể đã lan rộng khắp các cơ quan khác nhau của cơ thể con người, gây ra những rủi ro lớn cho sức khỏe.
2. Trong phổi và dạ dày
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho biết đã tìm thấy các hạt vi nhựa trong phân của con người và trong nhau thai của thai nhi.
Kết quả mẫu không khí cho thấy một nam giới hoạt động nhẹ có thể hít phải gần 300 hạt vi nhựa mỗi ngày.
Các nhà khoa học đã cho ra kết luận rằng các hạt nhựa trên được tìm thấy chủ yếu là nhựa nano, có kích thước nhỏ hơn 1 micromet, đủ nhỏ để chúng bay lơ lửng trong không khí và tiếp xúc trực tiếp.
Hiện vẫn chưa rõ liệu những hạt như vậy có thể đi từ máu vào các cơ quan khác hay không, đặc biệt là vào não, nơi được bảo vệ bởi một mạng lưới tế bào dày đặc, duy nhất tạo thành một hàng rào.
Kari Nadeau, bác sĩ kiêm giám đốc nghiên cứu dị ứng và hen suyễn tại Stanford, cho biết các hạt được xác định trong nghiên cứu về phổi ở Anh vô cùng độc hại đối với con người và gây ra triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, hen suyễn, thậm chí là ung thư.
"Chúng ta không nên quá sợ hãi về điều này, nhưng mỗi người nên có ý thức và thận trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tiếp xúc với các đồ ăn, thức uống hàng ngày. Chúng ta cần hiểu những thứ này đang xâm nhập vào cơ thể chúng ta và có thể tồn tại trong nhiều năm liền."
1. Hạn chế sử dụng các vật dụng sử dụng một lần
Đây là một trong những phương pháp giảm Microplastics. Nếu tất cả nhựa bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn và không phân hủy sinh học trong nhiều năm, hãy nghĩ đến việc không sử dụng nhựa dùng một lần.
Những thứ như ống hút, cốc, đĩa và hộp đựng thức ăn mang đi dồn chứa lại vừa tăng dần vừa còn mãi với thời gian.
Bạn nên mang theo cốc cà phê để mua cà phê mang về, nhâm nhi đồ uống của bạn mà không cần ống hút và cố gắng chỉ mua mang về nếu nó được đựng trong thùng có thể phân hủy sinh học.
Đặc biệt kem đánh răng và tẩy tế bào chết cho da mặt là những ví dụ về các sản phẩm có chứa hạt vi nhựa. Các hạt này có thể đi qua các hệ thống lọc và di chuyển xa, thậm chí đi vào nguồn cung cấp nước. Bằng cách tránh những sản phẩm này, bạn có thể giảm tiếp xúc với Microplastics.
2. Hạn chế sử dụng túi nilon
Việc bạn sử dụng thường xuyên túi nilon là một trong những việc tạo ra nhiều rác thải nhựa hơn. Khi bạn đi siêu thị hay mua đồ nên mang theo túi dệt hoặc túi vải, vừa tiết kiệm lại còn giúp bảo vệ môi trường.
3. Không xả rác lung tung
Không nên vứt chai nhựa và túi nhựa lung tung, hãy bỏ vào thùng rác phân loại và giao cho bộ phận vệ sinh môi trường đặc biệt thống nhất xử lý, như vậy sẽ giảm ô nhiễm môi trường, giảm xác suất gây hại cho bản thân.
4. Ưu tiên lựa chọn nhựa dễ phân hủy
Nếu bắt buộc phải sử dụng thì nên chọn loại có thể phân hủy như nhựa phân hủy sinh học PLA là một loại nhựa sinh học nhiệt dẻo có nguồn gốc từ thực vật như bột ngô, củ sắn, mía, tinh bột khoai tây,..
Vì thế chúng có khả năng tự phân hủy và được sử dụng để sản xuất các đồ dùng hàng ngày như bao bì đựng thực phẩm, khay đựng, cốc, chén, màng thực phẩm gói rau, dụng cụ y tế
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất