18/05/2009 10:06 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Sau nhiều lần hội chẩn, vào lúc 10 giờ sáng qua (17/5) chân trước (trái) mang thương tật của voi Khăm Bun cũng được đặt lên “sàn mổ”. Ca “mở rộng vết thương” đã diễn ra công khai trong vòng hơn 1 giờ và theo đánh giá của bác sĩ thú y Nathan Henry thì “đây là ca cứu chữa cho voi chỉ người Việt mới làm được!”.
Vết thương “ăn nhánh” chứ không “ăn tủy, xương”
Chúng tôi đã thông được lỗ dò từ đế chân lên vết thẹo. Những dị vật lớn như móng chân hay mẩu dây cáp làm bẫy vướng lại không thấy, nhưng chắc chắn rằng những dị vật rất nhỏ như đất, cát, phân chuồng... lẫn trong mủ là có. Một điều trái với dự đoán ban đầu là vết thương mới chỉ ở phần mềm, không chỉ có 1 lỗ dò thẳng từ trên xuống dưới mà gồm nhiều nhánh chẽ ra giống như “mạng nhện” và “chưa ăn vào xương”. Điều đó đã giải đáp hoàn toàn nghi vấn cái gọi là “vết thương nhiễm trùng nặng đã ăn vào tủy và xương chân”.
Đặc biệt khi mở rộng vết thương tôi quan sát thấy vết thương tuy rộng nhưng khá sạch sẽ. Chúng tôi đã cơ bản loại bỏ được các tế bào hoại tử, các dịch viêm, đồng thời sát trùng bên trong và rửa sạch được tất cả các ngóc ngách, đeo “bao chân tẩm thuốc” cho voi một cách chắc chắn, đảm bảo và an toàn... Phần việc còn lại của chúng ta là vệ sinh tốt cho vết thương, tiến hành tiêm kháng sinh cục bộ và vào tĩnh mạch. Tóm lại, về vấn đề hậu phẫu, nếu giữ được vết thương sạch thì sẽ nhanh chóng phục hồi”.
Bác sĩ thú y Nathan Henry xúc động: “Chẳng cần máy móc hiện đại nhưng chúng ta đã cùng nhau mở rộng vết thương cho voi thành công. Thực sự ban đầu tôi rất lo vì hầu hết những ca tôi tham gia ở Mỹ đều có sự hỗ trợ của máy móc. Nhưng sau khi cùng với các bạn Việt Nam “đánh xong vụ này”, tôi thấy mình vừa vinh hạnh vừa không khỏi ngạc nhiên với ê-kíp mổ cho voi. Tôi cho rằng đây là ca cứu chữa cho voi chỉ người Việt mới làm được!”.
Hậu phẫu: phương pháp hiện đại trước, dân gian sau
Khi được hỏi về khả năng phục hồi của Khăm Bun, ông Minh khẳng định: “Tôi nghĩ ngay ngày mai thể trạng voi sẽ tốt hơn, nhưng về lâu về dài phải sát trùng đều, liên tục, và có thể lại gây mê và làm như vậy. Tuy nhiên để phục hồi hoàn toàn tôi cho là rất lâu...”. Ông Lê Quốc Doanh (Viện Thú y Trung ương) cho rằng: “Tốt nhất là sau một tuần, Liên đoàn nên cắt cử người tiến hành gây mê, kiểm tra vết thương, dùng xi-lanh “cỡ bự” rút thuốc và bắn mạnh vào từng ngóc ngách vết thương để đẩy các tạp chất có nguy cơ gây bệnh cho vết thương để diệt khuẩn...”.
Vấn đề hậu phẫu bao giờ cũng do người mổ chính chịu trách nhiệm nên ông Đỗ Trọng Minh vẫn giữ quan điểm sẽ thực hiện hậu phẫu theo phương pháp Tây y. Ông nói: “Liên đoàn hãy ngâm chân voi trong dung dịch Betadin từ 4 đến 5 lần/ tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ và tuyệt đối không được dùng chung với loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn khác... Sau khi xét thấy các phương pháp hậu phẫu hiện đại thành công cơ bản rồi thì Liên đoàn mới nên chuyển qua sử dụng phương pháp dân gian....”.
BS Nathan Henry: Có trường hợp “hậu phẫu” kéo dài tới 10 năm
Tôi nghĩ rằng Liên đoàn Xiếc cũng không nên vội an tâm sau khi đã mở rộng vết thương thành công mà hãy cứ tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ từ các chuyên gia trên toàn thế giới để phòng trường hợp chẳng may chú voi tái phát trở lại”. |
Huy Thông
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất