Bóng lăn tuần qua: Trông người mà ngẫm đến ta

04/10/2021 08:51 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2016, Campuchia bất ngờ được chọn thay thế Việt Nam, đăng cai giải bóng đá U16 Đông Nam Á mở rộng, với lần đầu tiên có sự góp mặt của U16 Australia (đội đã vô địch sau đó, khi thắng U16 Việt Nam ở trận chung kết). Ban đầu, nhiều người còn nghi ngờ năng lực tổ chức của chủ nhà, cho đến khi mục sở thị.

Lịch thi đấu bóng đá đội tuyển Việt Nam - Vòng loại World Cup 2022 châu Á

Lịch thi đấu bóng đá đội tuyển Việt Nam - Vòng loại World Cup 2022 châu Á

Lịch thi đấu bóng đá đội tuyển Việt Nam - Vòng loại World Cup 2022 châu Á. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022 châu Á. Lịch thi đấu Việt Nam vs Trung Quốc, Việt Nam vs Oman.

Phần lớn các trận đấu giải U16 Đông Nam Á mở rộng năm ấy, đều diễn ra trên SVĐ quốc gia Olympic ở thủ đô Phnôm Pênh, bên cạnh sân Quân đội Campuchia - Army Stadium.

Nói một chút về SVĐ Olympic, với mặt cỏ nhân tạo đạt chuẩn FIFA được thay thế từ chục năm nay và khán đài sức chứa đến 60 ngàn người, chính là công trình thế kỷ của bóng đá Campuchia nói riêng, và thể thao quốc gia này nói chung. Nó được xây dựng từ năm 1963 và hoàn thành 1 năm sau đó, nằm trong khuôn viên Khu Liên hợp thể thao quốc gia Campuchia, từng diễn ra trận đấu thuộc khuôn khổ vòng loại World Cup 1966 giữa Australia và Triều Tiên. Sau hơn nửa thế kỷ, sân bóng này chưa từng lạc hậu hay xuống cấp như... Mỹ Đình lúc này.

Nhìn tổng thể SVĐ Olympic từ xa hoặc từ trên cao, nó giống như một pháo đài vậy. Hệ thống khán đài cao và rộng, đặt trên một gò đất cao, tạo cảm giác chảo lửa, hệt đấu trường La Mã cổ. Điều này giúp cho bầu không khí cổ động được cộng hưởng rất nhiều, đặc biệt là âm thanh ghê người của hàng vạn CĐV Campuchia, vốn mê bóng đá không thua kém bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào. Về điều này, sân Olympic của Campuchia khá tương đồng với Gelora Bung Karno ở Indonesia.

Mới đây, để chuẩn bị cho SEA Games 32, Campuchia đã cho xây mới một SVĐ khác cực hiện đại, với đường chạy điền kinh và sức chứa khán đài lên tới 100 ngàn người. Nó cho thấy khát vọng bay cao của thể thao Campuchia là rất lớn.

Trở lại với những nghi ngại về năng lực tổ chức một sự kiện bóng đá hay thể thao lớn của Campuchia. Giải U16 Đông Nam Á năm ấy có 11 đội tham dự và việc sắp xếp sân tập, là cả một vấn đề, bên cạnh sân thi đấu chính. Tuy nhiên, chúng tôi đã rất bất ngờ với hệ thống sân tập của nước bạn láng giềng, khi ngay cả các trường Trung học cũng sở hữu sân bóng đủ tiêu chuẩn để tập luyện. Cứ như thế, người Campuchia rất thoải mái xếp lịch tập cho các đội và không có bất cứ phàn nàn nào.

bóng đá Việt Nam, Việt Nam vs Trung Quốc, HLV Park Hang Seo chốt đội hình, lịch thi đấu vòng loại thứ ba World Cup, Phan Văn Đức, Việt Nam vs Oman, Văn Thanh, VFF
SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đang gây phiền muộn nhiều cấp độ. Ảnh: Hoàng Linh

Tại Việt Nam, mà cụ thể là Hà Nội và TP.HCM, các địa phương thường xuyên tổ chức những sự kiện thể thao tầm quốc gia và quốc tế, có bao nhiêu SVĐ và sân tập đạt chuẩn, ngoài Mỹ Đình và Thống Nhất? Rất ít và nếu có một vài đi chăng nữa, thì cũng thường xuyên được cho các đội bóng phong trào thuê lại. Thống Nhất mới đây cũng khởi động lại hoạt động sau dịch Covid-19, bằng việc cho phong trào thuê, đặng có thêm nguồn thu nuôi nhân viên. Sân bóng trong trường học lại càng là xa xỉ phẩm ở Việt Nam.

Thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá Việt Nam nói riêng, ổn định ở Top 3 Đông Nam Á, là một hiện lạ thực sự, khi cơ sở hạ tầng phục vụ tập luyện và thi đấu kém nhất nhì khu vực. Nếu có trội hơn một chút, có lẽ là hơn Lào mà thôi. Chúng ta thậm chí không có sân bóng nào sức chứa nhiều hơn 40 ngàn chỗ ngồi. Sân Cần Thơ xem ra là một điểm sáng hiếm hoi, nhưng Tây đô lại không có sân tập kèm theo. Đấy là chưa kể đến các phòng chức năng và hạ tầng giao thông vệ tinh kèm theo, hoặc thiếu, hoặc có thì lạc hậu.

Việt Nam sẽ là nước chủ nhà SEA Games 31 và nếu cố gắng, chúng ta cũng chỉ có thể đại tu một số công trình SVĐ và Nhà thi đấu đa năng..., chứ không còn đủ thời gian, lẫn cả kinh phí xây mới. Nhưng ngay lúc này, Mỹ Đình đang bị xem xét, thì khả năng tổ chức các trận đấu sân nhà còn lại của Việt Nam tại vòng loại thứ 3 FIFA World Cup 2022, ở đâu, cũng còn nhiều tranh cãi nảy lửa. Trước đó, trận đấu với Australia, AFC đã cảnh báo về mặt cỏ quá tệ của Mỹ Đình rồi.

Bình nhật không vướng đại dịch Covid-19, người hâm mộ đã đòi hỏi nghĩa vụ đưa các ĐTQG đến với những địa phương khác, ngoài Hà Nội và TP.HCM, nhưng rất hiếm khi được thỏa mãn. Nên nhớ, việc đưa đội bóng về với "vùng sâu, vùng xa" là nghĩa vụ và trách nhiệm chứ không nói đùa. Đường bay, cùng hạ tầng phục vụ thi đấu là một câu chuyện muôn năm cũ và người hâm mộ vì thế phải chịu nhiều thiệt thòi.

Nay vì dịch Covid-19 mà các trận đấu vẫn sẽ được tổ chức không khán giả, thì việc tính toán các phương án ở Hải Phòng hay TP.HCM là cần thiết. Lạch Tray hay Thống Nhất đều từng tổ chức các sự kiện thể thao - bóng đá lớn trong quá khứ rồi và chỉ cần chỉnh trang lại phòng ốc chức năng là ổn. Đừng ngại khó và tệ hơn là, đừng thấy cái gì có lợi mới làm. ĐTQG là tài sản chung, chứ không phải của riêng VFF. Đội bóng thuộc về nhân dân, thuộc về người hâm mộ. Đó là điều chắc chắn!

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm