Vị đoàn trưởng 'huyền thoại' của Thể Công

23/12/2016 07:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Cố đoàn trưởng Ngô Xuân Quýnh đã kể cho tôi nghe câu chuyện tuyệt vời ấy trong sự xúc động, phấn khích đến từng chi tiết. Các ông đã cố gắng tìm mọi cách tham mưu cho cấp trên về sự tồn tại hay giải thể đoàn TDTT QĐ-Thể Công-trong thời chiến như thế.

Đó là một việc làm đúng đắn của những người đã gắn bó và hết mình với sự nghiệp TDTT quân đội. Bởi xét cho cùng, Thể Công không đơn giản chỉ là một đơn vị TDTT đơn thuần mà bảo vệ sự tồn tại của nó còn có ý nghĩa như bảo vệ một di sản quý giá về tinh thần văn hóa của quân đội nhân dân Việt Nam.

Đơn giản vì các cán bộ, HLV, cầu thủ mang màu cờ sắc áo QĐNDVN tại những thời điểm nhạy cảm (sau kháng chiến chống Pháp về thi đấu tại Hà Nội 1954, sau chiến thắng chống Mỹ vào thi đấu ở TP.HCM năm 1979) đã thể hiện đầy đủ ý chí và phẩm chất người bộ đội của nhân dân trên mặt trận TDTT, thể hiện tính ưu việt của chế độ qua hoạt động TDTT.

Kỳ 2 phần tiếp theo: Thể Công trong trái tim tôi

Kỳ 2 phần tiếp theo: Thể Công trong trái tim tôi

Ban lãnh đạo Thể Công rất phấn chấn, hồi hộp và chờ tin của tướng Bằng Giang từng ngày. Cuối tuần, ông xuất hiện tại phòng làm việc của Ban chỉ huy một cách bất ngờ, triệu tập cuộc họp gấp.

Cũng chính từ quyết định chuyển Thể Công về lại nơi sinh - Trường SQLQVN, sau 5 năm, Thể Công đã có một đội bóng mạnh với sự trưởng thành vượt bậc về chuyên môn so với tất cả các đội bóng trong nước. Trong đội hình thi đấu từ những năm 1969, 1970 và cho đến hơn 10, 15 năm sau, thế hệ cầu thủ nhập ngũ năm 1965 và trưởng thành trong chiến tranh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được giới hâm mộ nhớ mãi, cho đến tận ngày nay. Những trung vệ Nguyễn Trọng Giáp, thủ môn Trần Văn Khánh, tiền đạo Nguyễn Thế Anh (Ba Đẻn), tiền vệ Phan Văn Mỵ là tiêu biểu còn được so sánh mãi với các thế hệ sau này.

Và sát cánh bên họ là một lớp cầu thủ đồng đều về phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn được thừa nhận như Bùi Xuân Thêu, Nguyễn Viết Cầu, Bùi Ngọc Chi, Nguyễn Duy Phú, Vương Tiến Dũng, Nguyễn Văn Nhật, Vũ Đình Bội, Trần Quốc Nghị, Đặng Ngọc Hùng…

Họ là một tập thể có thể nói giàu truyền thống nhất, có lối chơi đặc trưng phù hợp với con người với tầm vóc hạn chế Việt Nam… Công lao của HLV trưởng Thượng úy Nguyễn Văn Tiền (danh thủ Mười Tiền), trợ lý HLV, Trung úy Nguyễn Minh Cảnh (Ba Cảnh) trong huấn luyện lớp cầu thủ thế hệ 1965 là rất đáng kể và đương nhiên công lao của Chính trị viên Ngô Xuân Quýnh, người chăm lo, định hướng tư tưởng với các cầu thủ trẻ, là không hề nhỏ. Lớp cầu thủ thế hệ 1965 luôn mang ơn các ông!   

VMH
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm